Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

NHỮNG LÝ DO KHIẾN CHO NGƯỜI KHỞI NGHIỆP, KHỞI SỰ KINH DOANH THẤT BẠI NHANH CHÓNG

 1/ Không tạo ra được sản phẩm xã hội cần (Sản phẩm không có giá trị)

Xã hội ngày một phát triển, tâm lý người tiêu dùng cũng từ đó mà thay đổi, với sự xuất hiện của hàng loạt hàng hóa trên thị trường đã làm cho người tiêu dùng bị rối trong quá trình mua cái gì, chọn lựa như thế nào? Nếu bạn cũng chỉ là “một sản phẩm” trong đống rối ren này thì bao giờ mới đến lượt bạn. Hãy khôn ngoan hơn một chút, khi thị trường đang rối loạn thì bạn phải học cách đứng im để quan sát, lắng nghe và phân tích xem thị trường đang cần gì và mình sẽ đáp ứng ra sao trong khả năng của mình. Thay vì bán cái mình đang có thì hãy xem xét xã hội đang cần cái gì để mình có thể phục vụ.

2/ Xác định sai thị trường mục tiêu.

Một trong những sai lầm lớn nhất của người khởi nghiệp là xác định sai phân khúc khách hàng và thị trường mục tiêu, dẫn đến hàng loạt các bài toán đưa ra đều bị sai, ví dụ: Khi bạn nghiên cứu thông tin đầu vào của khách hàng không đúng dẫn dến việc nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm sai, tiếp thị sai , marketing tốn quá nhiều chi phí nhưng tỷ lệ chuyển đổi lại không có.

Việc tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Bằng nhiều hình thức, bạn có thể làm phiếu khảo sát, cho dùng thử sản phẩm rồi đánh giá, bạn có thể tổ chức hội thảo chuyên đề xem ý kiến phản hồi của khách hàng…

3/ Không kiểm soát được chi phí

Đây là bài toán đau đầu nhất của nhiều bạn khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh, rất ít ai được đào tạo về tài chính và quản lý tài chính một cách bài bản. Nhiều bạn còn không biết cách tính các chi phí như: chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí vận hành, bán hàng, marketing….Hàng bán ra cũng được, doanh thu cũng có mà tháng nào cũng lỗ vốn. Kết quả cuối cùng là hết tiền và phá sản.

Vì vậy, trước khi ra khởi nghiệp ít nhất cũng nên đọc sơ qua về tài chính doanh nghiệp, biết sơ qua về kiến thức dòng tiền, chi phí, doanh thu, lợi nhuận biên, lợi nhuận ròng…

4/ Không có chiến lược kinh doanh rõ ràng (không biết cách lập)

Nhiều người còn nghĩ một cách đơn giản chỉ cần làm ra sản phẩm rồi đem sản phẩm đi bán, thu tiền về là kinh doanh. Kinh doanh không đơn giản như vậy, trước khi muốn bán gì đó ra thị trường bạn cần phải xây dựng cho mình chiến lược và kế hoạch rõ ràng. Vd: Bán sản phẩm này cho ai? Bán ở đâu? Những kênh nào có thể giúp khách hàng biết đến sản phẩm (Qua online, qua tạp hóa, kênh phân phối hay qua đội ngũ cộng tác viên…)

Cần mất thời gian bao nhiêu để khách hàng biết đến, tốn bao nhiêu ngân sách để bán được sản phẩm….

5/ Thất bại trong truyền thông sản phẩm.

Thị trường đã đầy rẫy những sản phẩm “cái gì” rồi, bạn cố chen chân thêm vào để xâu xé miếng bánh mà bạn không thực sự khác biệt hay có gì đó nổi trội hơn thì làm sao khách hàng có thể dễ dàng nhận ra bạn. Bạn cần phải trả lời được câu hỏi “Tại sao khách hàng phải mua hàng của bạn?”, họ mua sản phẩm của bạn vì điều gì?

Vd: Bạn sản xuất bột ngũ cốc, bạn có biết trên thị trường có bao nhiêu nhãn mác đang bán bột ngũ cốc không, vậy bột ngũ cốc của bạn có điều gì khác biệt để khách hàng phải chọn bạn mà không phải là những thương hiệu khác.

6/Thiếu phương án dự phòng.

Khi ra kinh doanh, bạn nghĩ nó là màu hồng nên chỉ có phương án kinh doanh là thắng mà quên đi phương án dự phòng. Có nhiều bạn khởi nghiệp mô hình rất hay, sản phẩm tốt, thị trường tiềm năng…nhưng bạn chỉ đi được một thời gian là thiếu hụt tiền để tiếp tục đầu tư sản xuất và bán hàng. Cuối cùng bạn thất bại chỉ vì cứ nghĩ “Kinh doanh là sẽ thắng”

 


Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

MUỐN KINH DOANH THÌ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?

Muốn kinh doanh thì bắt đầu từ đâu?
1. Tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm, công ty và mô hình kinh doanh (Qua tài liệu, qua catalouge, qua trải nghiệm, website, qua các buổi đào tạo)
2. Xác định mục tiêu tham gia (Có thể mục tiêu kinh doanh tay trái, có thể xem nó là công việc cố định hoặc thay cho công việc chính, hoặc có thể tham gia với tư cách CTV chia sẽ nhận hoa hồng…) dù tiêu chí gì thì các anh chị phải xác định cho rõ ràng để chuẩn bị cho mình một “tâm thái” đúng
3. Lập mục tiêu (có thể mục tiêu là tài chính, khách hàng, doanh số,….) phải có mục tiêu cụ thể mới biết đi đâu và về đâu
4. Kênh bán hàng: có người có lợi thế kênh online, nhưng có người lại có lợi thế mối quan hệ trực tiếp, chính vì vậy hãy xem lợi thế của mình ở đâu? xác định đúng kênh mới đi nhanh được
5. Quyết tâm hành động: Khi đã tin và yêu rồi thì mỗi ngày phải xây dựng muc tiêu hành động và hành động (Mỗi ngày gieo 10 hạt giống có nghĩa là tương tác với 10 khách hàng tiềm năng)
6. Đánh giá kết quả, thay đổi phương pháp: Rất nhiều người kinh doanh chỉ lo chạy đi bán mà chưa bao giờ nhìn lại xem phương pháp làm đã đúng chưa, kết quả có thực sự tương đương với công sức bỏ ra hay không?
7. Liên tục học hỏi: Hành trình gieo hạt không chỉ ngày 1, ngày 2 là muốn hái quả, nó phải trải qua khổ luyện, phải cần công chăm sóc, vì vậy bạn phải liên tục update bản thân để nâng cao sự hiểu biết, phục vụ khách hàng
8. Yêu cầu sự giúp đỡ: Chúng ta có đội nhóm, đội nhóm là để giúp nhau, muốn tiến bộ thì đừng bao giờ “giấu dốt”, bởi cái gì không biết hãy hỏi, hỏi sẽ ra

 https://bqtraining.edu.vn/kinh-nghiem-ban-hang-online-cho-nguoi-moi-bat-dau/

Chuyên gia Nguyễn Bão Quốc vinh dự nhận giải thưởng nhà giáo dục tạo tác động quan trọng nhất (SBC)

  Xuất sắc vượt qua hàng trăm đề cử trên thế giới, ông Nguyễn Bão Quốc đã trở thành 01 trong 05 người (của thế giới) được vinh danh tại buổ...