Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

Customer personal – mô tả chân dung khách hàng

 Rất nhiều người ra kinh doanh, khi được hỏi sản phẩm này bạn làm ra bán cho ai? thì rất nhiều câu trả lời kiểu thế này

Dạ! cái này em bán vào siêu thị

Em bán vào mấy tiệm tạp hóa

Em bán vào các cửa hành thực phẩm sạch

Và tôi lại hỏi “Ai sẽ là người trả tiền mua hàng của các bạn?” thì tiếp tục nhận được các câu trả lời

Em bán tinh dầu, mấy sản phẩm này dùng cho em bé 3-5 tuổi?

Em bán rau sạch, các sản phẩm này bán cho các bà nội trợ, hoặc phụ nữ đi chợ đó anh.

Em bán trứng gà, khách của em chủ yếu là người đi mua ở cửa hàng thực phẩm sạch

Tôi lại hỏi: Vậy có ai cho tôi biết “Ai trong khán phòng hơn 50 con người ngồi đây là khách hàng của anh chị không?” và không ai trả lời được:

Cái họ biết chỉ là những cái quá chung chung, cứ nghĩ là “sản phẩm mình làm ra rồi đem cho bên thứ ba – cửa hàng, siêu thị, tạp hóa,..bán” chứ họ cũng không thực sự biết làm ra sản phẩm này bán cho ai?

Lấy ví dụ người bán tinh dầu tràm cho bé bên trên, đúng chính xác đối tượng sử dụng là các em bé từ 1 tuổi đến 5 tuổi, nhưng đối tượng mua hàng lại là các bà mẹ bỉm sữa có con trong độ tuổi “1-5 tuổi”. Vậy người trả tiền cho các bạn phải là MẸ BỈM SỮA. Vậy MẸ BỈM SỮA LÀ AI?

Hình 1: Customer Persona

“Customer Persona – Mô tả chân dung khách hàng” là một công cụ giúp bạn có thể mô tả một cách chính xác đâu là khách hàng thực sự của bạn, người chịu chi tiền để mua sản phẩm của bạn, người sẽ trung thành với thương hiệu của bạn. Để biết hơn 96 triệu dân VN ngoài kia, ai là khách hàng của bạn, bạn cần phải thành thật trả lời chính xác 4 nội dung sau đây:

  1. Khách hàng là ai?

  • Tên tuổi
  • giới tính (Nam/nữ/LGBT)
  • Nơi họ đang sống
  • Tín ngưỡng họ đang theo
  • Tình trạng hôn nhân
  • Công việc
  • Thu nhập
  • Những gì khách hàng quan tâm
  • Thói quen thường ngày
  • Điều gì là quan trọng nhất với họ
  • Các CLB, hội nhóm họ tham gia
  • Quan điểm sống, nhân cách sống

2. Nhu cầu, vấn đề họ gặp phải là gì?

Họ thực sự rất cần bạn giúp đỡ, nhưng bạn hãy khám phá ra nhu cầu hoặc vấn đề thực sự của họ là gì?

Vd: Tôi từng có bé gái và nó có khả năng tè nhiều hơn những đứa bé khác cùng tháng tuổi. Vấn đề thực sự của tôi “Đang cầm bỉm có khả năng thấm hút tốt và chứa được nhiều nước, mà bé vẫn thỏa mái ngủ không làm phiền quấy rầy”. Tôi không cần một cái bỉm thông thường (nên nhớ điều này). Nếu bạn là nhà sản xuất bỉm bạn cần phải nhìn thấy VẤN ĐỀ THỰC SỰ này.

3. Hành vi mua hàng của khách hàng.

  • Khách hàng sẽ làm những hành động gì trước khi thực sự mua hàng

Vd: Thói quen mua hàng của tôi sẽ qua những quy trình sau, sau khi xác định món hàng cần mua, tôi lên google gõ tìm thông tin, sau khi đọc qua lượt thông tìn từ 3-5 trang web review về sản phẩm, tôi tiếp tục tìm nơi cung cấp, sau đó khảo sát giá + chi phí vận chuyển + hình thức bảo hành các kiểu…chọn nơi cung cấp uy tín, nhanh và sau đó đặt hàng

4. Mục tiêu mong muốn của khách hàng.

Họ thực sự mong muốn điều gì, họ mong muốn thõa mãn nhu cầu nào sau khi sở hữu món hàng của bạn

Vd: Tôi mua Robot hút bụi để thỏa mãn 2 nhu cầu: Nhà sạch và tôi có thời gian làm những việc mình thích. Đây là 2 lý do giúp tôi quyết định mua nó

Sau khi phân tích chân dung khách hàng trên giấy, bạn cần làm thêm một bước nữa là kiểm chứng thông tin, vì mọi thứ bây giờ mới chỉ là sự suy nghĩ và tưởng tượng của bạn. Bạn cần ra ngoài kia, xem khách hàng thực sự của mình là AI? họ có giống như những gì bạn đang mô tả trên đây không, có điểm nào GIỐNG VÀ KHÁC. Hãy bổ sung thông tin và thay đổi thông tin nếu cần thiết

Dựa trên bản chân dung này, bạn mới thiết kế các chiến lượt Marketing – Bán hàng – truyền thông đúng đối tượng

Việc xác định Chân dung khách hàng là một hành động rất cần thiết cho bất kỳ người kinh doanh nào, nó giúp bạn bán hàng đúng đối tượng, tiết kiệm chi phí quảng cáo, marketing, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với việc “quăng lưới đại trà”.

Bạn có thể download công vụ Customer Persona qua link:Tại đây

Chúc bạn thành công!

Tác giả: Nguyễn Bão Quốc

Founder & CEO BQ Training & Consulting Solution

Cố vấn khởi nghiệp chương trình Co4Growth

Cố vấn khởi nghiệp chương trình – Khởi nghiệp tạo tác động xã hội

Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2021

Khởi nghiệp thì cần chuẩn bị những gì?


Thời gian gần đây, cá nhân tôi nhận được  rất nhiều câu hỏi, thắc mắc của các bạn trẻ về việc “Vì sao phải khởi nghiệp” và “để khởi nghiệp thì cần phải chuẩn bị những gì?”. Trong bài viết này, tôi xin phép chia sẻ vài quan điểm sau nhiều năm “làm khởi nghiệp” của tôi và hi vọng sẽ cung cấp thêm cho các bạn nhiều góc nhìn để trước khi ra “KHỞI NGHIỆP”

Vì sao phải KHỞI NGHIỆP?

Vì xã hội, vì một nền kinh tế đang có quá nhiều những vấn đề bạn cần giải quyết “từ ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, giáo dục sai phương pháp….đến các dịch vụ đáp ứng nhu cầu giao thương, kết nối cung cầu”, khách hàng luôn cần những cái mới, những nhu cầu mới và phải có những người DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP đáp ứng các nhu cầu đó.

Khi bạn KHỞI NGHIỆP bạn chính thức đi xây dựng ước mơ của chính mình, bạn hoàn toàn quyết định quỹ thời gian, cuộc sống của chính bản thân mình. Nếu bạn KHỞI NGHIỆP thành công ngoài việc làm giàu cho chính bản thân, gia đình và xã hội. Bạn còn tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho nhiều người và giúp phần giải quyết kế sinh nhai, tạo an sinh xã hội, đó chính là góp phần tạo nên một xã hội phát triển.

Nhưng nếu bạn KHỞI NGHIỆP thất bại, thì bạn sẽ vẫn học được nhiều hơn, trưởng thành nhanh hơn và bạn sẽ đứng lên và làm lại mọi thứ một cách tốt hơn.

Xã hội được thay đổi bởi số ít những người DÁM NGHĨ DÁM LÀM và con đường KHỞI NGHIỆP là KHÔNG DÀNH CHO BẤT CỨ AI.

ĐỂ KHỞI NGHIỆP THÌ CẦN PHẢI CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Có rất nhiều thứ bạn cần phải chuẩn bị nhưng theo tôi, bạn cần có 3 thứ sau đây: TƯ DUY – KỸ NĂNG – CÔNG CỤ

1. Tư duy:

Hãy tự hỏi mình “Vì sao bạn muốn khởi nghiệp?”, “Mục tiêu thật sự khi bạn bước ra khởi nghiệp là gì?”, có người sẽ nói kiếm tiền và làm giàu, có người sẽ trả lời tạo giá trị cho xã hội, cũng có người sẽ nói để “thực hiện ước mơ có một doanh nghiệp” dù nó là gì cũng đều đáng trân trọng, nhưng chúng ta cần có một lý do “CÂN ĐO ĐONG ĐẾM” được để đủ “ĐỘNG LỰC” giúp ta vượt qua những khó khăn sắp tới. Mục tiêu không rõ ràng sẽ không giúp gì cho ta trên hành trình này cả. Vd: Muốn làm giàu? vậy thì bao nhiêu với bạn được gọi là giàu, có người cần 1 tỷ, nhưng có người cần 10 tỷ…Hãy rõ ràng MỤC TIÊU thực sự của bạn.

Có câu nói “Gieo suy nghĩ – gặt hành động”, để có những bước đi đúng điều đầu tiên bạn cần phải có những suy nghĩ đúng. Cần tìm hiểu về thị trường, ngành, sản phẩm, dịch vụ bạn muốn kinh doanh, phân tích lựa chọn thứ mình ĐAM MÊ và THỊ TRƯỜNG ĐANG CẦN

2. Kỹ năng.

Trước khi khởi nghiệp bạn cần phải học rất nhiều thứ, học cách tạo ra sản phẩm, dịch vụ, học cách thức làm sao để triển khai, tiếp cận thị trường, rồi xây dựng các chiến lược Sales & marketing, chăm sóc khách hàng, kế toán, báo cáo tài chính, huy động vốn, quản lý nhân sự, xây dựng chuỗi cửa hàng…Tất cả đều phải học, nếu không học một cách nghiêm tục bạn sẽ phải trả giá rất đắt.

Tham gia các hội nhóm về ngành, nghề, hoặc về phong trào khởi nghiệp, hội nhóm doanh nhân để tăng cường kết nối giao lưu. Tất cả đều cần kỹ năng

3. Công cụ:

Bạn cần phải học cách sử dụng công cụ để giúp bạn thực hiện công việc một cách nhanh hơn, vd: biết cách sử dụng máy tính, bảng tính excel, word, ppt để trình bày ý tưởng, sử dụng bộ công cụ google drive để thực hiện các chiến dịch khảo sát thị trường, sử dụng ứng dụng CANVA để thiết kế hình ảnh cho sản phẩm, dịch vụ…Sử dụng mạng xã hội Facebook, Linkedin, Youtube, Instagram….để Marketing, PR cho sản phẩm, dịch vụ.

Sau khi có TƯ DUY – KỸ NĂNG – CÔNG CỤ, bạn đã có thể khởi nghiệp được chưa?

Bạn cần có ít vốn, vốn để tạo sản phẩm, dịch vụ, tùy theo mức độ phức tạp của sản phẩm mà sẽ cần lượng vốn khác nhau, bạn cũng cần có ít tiền để đủ trang trải chi phí cơ bản trong vòng 6 tháng đến 1 năm khi khởi nghiệp.

Tìm những người cộng sự đồng hành: bạn không thể làm hết mọi thứ, bạn không đủ giỏi để làm mọi việc cùng một lúc nên bạn cần phải tìm sự trợ giúp từ bên ngoài, nếu bạn chưa đủ tiền để thuê ai đó làm fulltime thì hãy chọn cách thức hợp tác partime hoặc outsourcing. Mục tiêu của tôi khi ra khởi nghiệp rất đơn giản: Năm 1 phải nuôi được chính mình, năm 2 phải nuôi thêm được 1-2 người nữa….Đừng làm điều gì đó quá sức, nhiều người bạn của tôi khi bước ra khởi nghiệp tuyển rất nhiều nhân sự, dù công việc không nhiều đến thế, khi được hỏi thì kiểu như có nhiều người để cho người ta thấy công ty mình to, oai và cuối cùng dịch Covid đã đẩy lùi tất cả những người có tư duy như vậy. Họ không gồng nỗi chi phí, chỉ cần mọi hoạt động kinh doanh đứng lại tầm 1 đến 2 tháng là thấy toát mồ hôi rồi.

Một trong những KỸ NĂNG QUAN TRỌNG mà tôi hay khuyên các bạn cần phải học đó chính là KỸ NĂNG BÁN HÀNG VÀ MARKETING, đây là 2 kỹ năng sống còn để giúp cho các bạn vượt qua được giai đoạn đầu khởi nghiệp.

Hãy đặt những câu hỏi: 

Ai là khách hàng của bạn?

Họ đang ở đâu?

Họ có vấn đề gì cần bạn giúp?

Làm sao bạn có thể tiếp cận họ?

Bạn bán hàng cho họ qua kênh nào? làm sao để họ có thể tìm thấy bạn?

Bạn đừng ngồi ở văn phòng, hãy ra ngoài kia, hãy cầm sản phẩm, dịch vụ của mình đi mời chào, hãy lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng một cách khách quan, sau đó xem xét, chọn lọc và thay đổi sản phẩm “Mẫu mã, bao bì, đặt tên, chất lượng, mùi vị…” cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH DOANH.

Bạn sẽ không biết mình đi đâu, đi như thế nào nếu bạn không có một MÔ HÌNH KINH DOANH, điều quan trọng mà rất nhiều người khởi nghiệp lại bỏ qua, cho đến khi gặp trở ngại họ mới thấy cần phải làm điều này. Thường giai đoạn đầu khởi nghiệp, bạn rất hưng phấn, cảm xúc luôn dạt dào nên bạn muốn mọi việc phải nhanh nhanh, gấp gấp…Bạn chỉ có đúng một Cơ hội duy nhất để TUNG SẢN PHẨM một cách ấn tượng, nên hãy chuẩn bị thật kỹ, đừng để sai sót, hãy để khách hàng có cảm xúc tích cực về bạn, thương hiệu của bạn. Và những lần “Tung sản phẩm” tiếp theo bạn sẽ nhận được sự đón nhận của khách hàng.

Một trong những công cụ giúp tôi Xây dựng mô hình kinh doanh đó là Business Model Canvas (bạn có thể download tại link: https://drive.google.com/drive/u/2/folders/1F8MUaF3Sf6m1JpjbyHoQvb092wFhlt4p )

BMC sẽ giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn về các nội lực của doanh nghiệp, 9 thành tố trong BMC nếu bạn nhìn một cách cẩn trọng và chỉnh chu bạn sẽ tìm thấy được rất nhiều câu trả lời cho mình trong hành trình Khởi nghiệp kinh doanh.

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH.

Người ta hay nói “Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại”. Một bản kế hoạch kinh doanh sẽ là tấm bản đồ tuyệt vời để bạn biết mình cần phải đi đâu, làm gì trong khoảng thời gian sắp tới. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều rủi ro và giúp bạn có thêm cơ hội thành công hơn.

Khi bước ra khởi nghiệp kinh doanh, thành lập công ty bạn cần phải xác định rõ “Tầm nhìn – sứ mệnh” của tổ chức là gì? Ước mơ phải đủ lớn thì mới có động lực cho cả tập thể cống hiến. Sau đó những “giá trị cốt lõi” nào

Bạn có thể tham khảo cách viết bản kế hoạch kinh doanh tại link https://bqtraining.edu.vn/huong-dan-lap-ke-hoach-kinh-doanh-chi-tiet-nhat-2021/

Và điều cuối cùng, là bạn cần phải HÀNH ĐỘNG VÀ HÀNH ĐỘNG một cách mạnh mẽ. Kết quả chỉ được tạo ra khi bạn thức sự HÀNH ĐỘNG

Chúc bạn thành công.

—————————————————————————————-

Tác giả: Nguyễn Bão Quốc

Founder & CEO BQ Training & Coaching

10 năm kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, đào tạo bán hàng

Phó chủ tịch đối ngoại – JCI Da Nang

Phó chủ tịch thường trực Hội Khởi nghiệp sáng tạo Tp.Tam Kỳ

Cố vấn khởi nghiệp của chương trình Co4Growth – Quỹ SVF

Cố vấn khởi nghiệp ĐMST Tạo tác động xã hội

—————————————————————————————

Tham khảo các khóa học của BQ Training tại link https://bqtraining.edu.vn/

Chuyên gia Nguyễn Bão Quốc vinh dự nhận giải thưởng nhà giáo dục tạo tác động quan trọng nhất (SBC)

  Xuất sắc vượt qua hàng trăm đề cử trên thế giới, ông Nguyễn Bão Quốc đã trở thành 01 trong 05 người (của thế giới) được vinh danh tại buổ...