Bạn quen có một ai đó dám sát bên cạnh để luôn đôn đốc và nhắc nhở bạn làm việc, nên bạn quên mất phải nhắc chính mình hãy cố gắng hơn mỗi ngày.
Bạn quen có một tổ chức luôn kiểm tra giám sát mỗi khi bạn làm sai, nên bạn quên mất một việc là phải học cách tự giác và rèn luyện thói quen tốt mỗi ngày để không phải phụ thuộc vào tổ chức
Trong suốt những năm làm ASM cho tập đoàn, tự đơn chiến "đơn thương độc mã đi chiếm thị trường" cho tới khi tôi xây dựng được một tổ chức ổn định cho riêng mình. Không một ai dám sát, cũng không có tổ chức nào phải nhắc nhở tôi phải làm gì mỗi ngày.
Mọi kế hoạch từ chiến lược đến thực thi do chính tôi đưa ra và cũng do chính tôi thực hiện
Tôi biết ! tôi không thông minh hay tài giỏi hơn người khác, vì vậy tôi luôn chọn kỷ luật và sự cố gắng mỗi ngày. Tôi luôn bước chân ra khỏi giường lúc 5h, chạy thể dục khi cả thế giới còn đang ngủ. Tôi đã có mặt ở chân công trường để bán hàng lúc 7h, cái thời điểm mà ngay cả công nhân cũng chỉ mới đang ăn sáng hoặc cafe.
Tôi có thể cafe và chia sẽ với tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, cấp bậc hay địa vị xã hôi và tôi lại nhận được những thông tin hữu ích, những nguồn năng lượng tích cực
Để có tôi của ngày hôm nay, thì tôi đã thay đổi tôi của ngày hôm qua bằng sự nổ lực, cố gắng và một niềm tin mạnh mẽ
Có một vĩ nhân đã từng nói "Bạn chính là những gì bạn nghĩ"
Vậy đó, đừng để suy nghĩ giết chết bạn, hãy cố gắng, mỗi ngày một chút thôi
Stephen Corvey từng nói:
"Gieo suy nghĩ gặt hành động
Gieo hành động gặt thói quen
Gieo thói quen gặt tính cách
Gieo tính cách gặt số phận"
Số phận bạn của ngày mai như thế nào do chính suy nghĩ của bạn ngày hôm nay về bạn
Mạnh mẽ lên bạn tôi ơi !
Fighting !
Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020
Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020
Anh em khởi nghiệp ơi hãy nhớ!
1/ Khách hàng tiềm năng khác Khách hàng
2/ Telemarketing khác telesales
3/ Khách hàng tiềm năng cần Telemarketing, nhưng khách hàng thì cần Telesales => Chỉ cần xây dựng kịch bản sai cho 2 tình huống này là bạn đã thất bại ngay từ vòng gửi xe
4/ Phàm là con người, ai cũng muốn được khen và được nhận năng lượng tích cực, không ai thích quấy rầy, làm phiền. Ai cũng thích có một cơ hội để thành công, không ai muốn một mối quan hệ qua đường => Hãy tỉnh táo và chọn cho mình một phương pháp tiếp cận phù hợp
Làm chủ nguồn năng lượng, làm chủ ngôn từ sẽ giúp bạn thành công !
Mr.Sales Bựa
CEO BQ Solutions !
1/ Khách hàng tiềm năng khác Khách hàng
2/ Telemarketing khác telesales
3/ Khách hàng tiềm năng cần Telemarketing, nhưng khách hàng thì cần Telesales => Chỉ cần xây dựng kịch bản sai cho 2 tình huống này là bạn đã thất bại ngay từ vòng gửi xe
4/ Phàm là con người, ai cũng muốn được khen và được nhận năng lượng tích cực, không ai thích quấy rầy, làm phiền. Ai cũng thích có một cơ hội để thành công, không ai muốn một mối quan hệ qua đường => Hãy tỉnh táo và chọn cho mình một phương pháp tiếp cận phù hợp
Làm chủ nguồn năng lượng, làm chủ ngôn từ sẽ giúp bạn thành công !
Mr.Sales Bựa
CEO BQ Solutions !
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020
THÁP GIÁ TRỊ B2B – CÔNG THỨC CẠNH TRANH
“Nhà cung cấp phải đạt được 3 tiêu chí sau đây: đáp ứng thông số kỹ thuật; giá cạnh tranh; tuân thủ đúng các quy định, luật lệ và quy chuẩn…”
Câu cửa miệng vô cùng quen thuộc này là điều kiện tiên quyết của hầu hết các giao dịch B2B. Điều hiển nhiên là tất cả các nhà cung cấp phải đáp ứng được các tiêu chí này. Vậy cuối cùng bạn sẽ cạnh tranh như thế nào để chiến thắng?
“Mối quan hệ tốt” chắc hẳn là câu trả lời của nhiều người. Nhưng bạn có thể định nghĩa rõ ràng mối quan hệ tốt là gì? Dựa trên những tiêu chí nào? Bạn có biết khách hàng cần những gì ngòai mối quan hệ không?
Kinh doanh B2B thật ra là P2P (People to People) là mối quan hệ giữa người và người được lồng trong bối cảnh của tổ chức. Giao dịch B2B là tổ hợp đan xen giữa lý trí và cảm xúc, giữa chủ quan và khách quan, giữa cá nhân và tổ chức.
Dường như khách hàng B2B là những người vô cùng lý trí. Họ dùng các tiêu chí logic, hợp lý, đánh giá kỹ lưỡng nhà cung cấp, phân tích TOC (Total Ownership Cost – Tổng Chi phí Sở hữu) từ chi phí đầu tư đến vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, rủi ro… nhằm bảo đảm giá và chất lượng phải song hành.
Thế nhưng họ vẫn là những con người. Thật ra có rất nhiều cảm xúc liên quan đến việc ra quyết định mua. Gía trị hợp đồng càng lớn thì lo âu càng nhiều vì mức độ ảnh hưởng lớn đến cả tổ chức và thậm chí cả sự nghiệp bản thân bị đem ra đánh cược.
Bain & Company Inc – một trong những công ty tư vấn hàng đầu thế giới – đã nghiên cứu rất nhiều về giao dịch B2B và xác định tháp giá trị cho khách hàng B2B bao gồm 40 thành phần dựa vào nền tảng của tháp nhu cầu Maslow.
Tháp giá trị B2B của Bain cho biết khách hàng B2B cần gì và chia thành 5 cấp độ từ thấp đến cao. Đó là các giá trị: cơ bản, chức năng, thuận tiện, cá nhân và cảm hứng.
Cấp độ đầu tiên bao gồm các giá trị CƠ BẢN như THÔNG SỐ KỸ THUẬT, GIÁ, TIÊU CHUẨN và ĐẠO ĐỨC KINH DOANH mà tất cả các nhà cung cấp buộc phải đáp ứng.
Ở cấp độ cao hơn là các giá trị chức năng liên quan đến tính kinh tế và hiệu suất như GIẢM CHI PHÍ, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM….
Thông thường cả người bán và người mua đều tập trung vào 2 cấp độ này. Đó là mối ưu tiên hàng đầu và vì thế tại đây diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt.
Để thoát khỏi sự cạnh tranh, người bán phải dịch chuyển lên cấp độ giá trị cao hơn. Ở 2 cấp độ đầu lý trí và tính khách quan chiếm ưu thế. Càng lên cao, cảm xúc và tính chủ quan càng mạnh mẽ hơn và liên quan nhiều hơn đến cá nhân. Các giá trị ở cấp độ thấp dễ đo lường và dễ thực hiện. Các giá trị ở cấp độ cao hơn khó định lượng, khó thực hiện.
Cấp độ 3 vừa có các giá trị khách quan như nâng cao năng suất (TIẾT KIỆM THỜI GIAN..) hoặc nâng cao hiệu quả vận hành (ĐƠN GIẢN HÓA …) nhưng cũng có những giá trị mang tính chủ quan, khó định lượng như PHÙ HỢP VĂN HÓA.
Cấp độ 4 liên quan đến cá nhân trong tổ chức của khách hàng và đây là nơi mà cảm xúc và tính chủ quan hiển thị rất nhiều. Những sai lầm trong quá trình mua hàng có thể làm tiêu tan sự nghiệp và uy tín cá nhân của những người liên quan. Đó là lý do tại sao BẢO ĐẢM UY TÍN lại vô cùng quan trọng.
Cấp độ 5 liên quan đến những giá trị truyền cảm hứng, tạo động lực giúp cho doanh nghiệp tiến lên. Đó có thể là yếu tố giá trị liên quan đến TẦM NHÌN giúp cho khách hàng dự đoán tương lai, định hướng chiến lược mang đến KỲ VỌNG hoặc thực thi TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI.
Howard Schultz – CEO Starbucks đã từng nói rằng “Nếu khách hàng tin rằng họ cùng chia sẻ giá trị với một công ty thì họ sẽ trung thành”
Với khách hàng B2B cũng vậy. Càng nhiều giá trị, giá trị càng lớn thì khách hàng càng trung thành. Đó là vũ khí cạnh tranh vô cùng lợi hại.
Giúp khách hàng thấu hiểu giá trị là trách nhiệm của bạn.
Nếu bạn muốn tải toàn bộ bài viết chi tiết của 40 giá trị trong Tháp Gía Trị thì hãy inbox tôi.
Chúc bạn thành công
Mr Coach
Lâm Bình Bảo
CEO B Coaching
Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020
Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019
Ra biển lớn hay là chết. Kỳ 2: Indo - Người khổng lồ thức giấc!
Ra biển lớn hay là chết. Kỳ 2: Indo -
Người khổng lồ thức giấc!
MINH BUII·THỨ TƯ, 13 THÁNG 12, 2017·THỜI GIAN ĐỌC: 23
PHÚT
Go SEA or go home: Indonesia vs Việt Nam - Hay tại
sao Việt Nam là một dân tộc phòng thủ!
Kỳ 1: Thái Lan vs Việt
Nam
Tổng quan
Lần đầu tiên tôi đến Indonesia là khoảng
6 năm về trước năm 2011. Mục tiêu chính là thăm Jakarta và Bali, hai thành phố
quan trọng nhất của Indo. Mục đích là hoàn thành "Hành trình Đông
Nam Á", và cũng có góc nhìn về đất nước và thị trường lớn nhất
ĐNA.
Thật ra lúc đầu tôi cũng chưa thực sự
nhìn thấy kinh tế vĩ mô hay tiềm năng của Indo theo góc nhìn của các nhà chuyên
môn. Tôi chỉ thích vì họ thân thiện, có nhiều văn hoá đa dạng mà tôi lại thích
tìm hiểu khác biệt văn hoá. Rồi sau đó mới thấy dân số Indo lúc đó 250 triệu
bằng 1/5 dân số Ấn Độ, mà GDP 893 tỉ lại gần bằng phân nửa GDP Ấn 1823$ tỉ đô,
chứng tỏ kinh tế Indo hiệu quả hơn. Và lúc đó startup ở Ấn đang rất hot mà hầu
như không mấy ai nhắc đến startup ở Indo. Mà hai nước lại có những yếu tố tương
tự như đa tôn giáo, sắc tộc và ngôn ngữ. Indo là nước thứ tư đông dân nhất thế
giới, (sau TQ, Ấn Độ, Mỹ).
Indo là một nước độc đáo với nhiều điểm
khác biệt bên trong khu vực ĐNA vốn đã đa dạng. Nếu như Thái Lan là một đất
nước đa dạng vì có rất nhiều người nước ngoài sinh sống, thì Indo đa dạng vì
bản thân họ đã có khá nhiều dân tộc, hơn 300 nhóm. Nhóm chính là Javanese
khoảng 100 triệu người tập trung phần lớn ở đảo Java. Rồi có nhiều nhóm nhỏ như
Sundanese đông thứ hai với 40 triệu người, rồi Malay, Balinese ở Bali,
Madurese...
Điều độc đáo thứ hai đất nước này là tôn
giáo. Đạo Hồi chiếm đa số (87%) đồng thời là quốc giáo, nghĩa là pháp luật
dựa trên nền tảng các quy định của đạo Hồi. (Đính chính đạo Hồi không phải
là quốc giáo vì Indo có 6 tôn giáo chính thức. Cám ơn bạn @Huyền Linh đã góp ý.
Tuy nhiên thực tế diễn ra thì đạo Hồi vẫn là đạo chính thức: tổng thống phải là
người đạo Hồi, một số quy định của nhiều tổ chức cũng liên quan đạo Hồi) Dù đạo
Hồi ở Indo không quá nghiêm khắc như ở một số nước Hồi giáo khác. Kế đến là
Thiên chúa giáo rồi Phật giáo. Indo là nước Hồi giáo lớn nhất thế giới. Điều
thú vị là Borobodur, di tích Phật giáo lớn nhất thế giới lại nằm bên trong đất
nước này. Nếu ngược dòng thời gian thì Phật giáo có trước ở Indo, mãi đến thế
kỷ 14 đạo Hồi mới du nhập vào.
Điều độc đáo thứ ba của Indo là đảo. Đây
có thể gọi họ là quốc gia Vạn đảo với hơn 17.000 đảo lớn nhỏ. Số đảo này tập
trung thành năm nhóm đảo chính Java (Jakarta), Sumatra (gần Sing và khi có cháy
rừng thì khói bụi bị thổi sang Sing), Kalimantan, Sulawesi, New Guinea có chiều
ngang trải dài rộng hơn cả châu Âu.
Kinh tế
Link đến biểu đồ tăng trưởng kinh tế của
Indonesia từ 1955 - 2015 Rất nên xem vì bạn sẽ dễ liên tưởng đến nội
dung tôi sắp nói sau đây.
Sau đó có hơn 50 năm từ 1945 đến 1998
dưới quyền của hai nhà độc tài Sukarno và Suharto. Đồng thời do Indo là nước
Hồi giáo, chính vì vậy mà truyền thông quốc tế không có nhiều thông tin về Indo
hoặc không quan tâm nhiều, kể cả khách du lịch quốc tế đến Indo cũng rất hạn
chế. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người không quan tâm về Indo đến khi họ có
những startup khủng của khu vực như Tokopedia, Traveloka, Go-Jek, Bukalapak
nhận đầu tư lên đến hàng tỉ đô từ những nhà đầu tư nổi tiếng SoftBank, Sequoia,
Alibaba, Tencent.
Hiện tại GDP Indo 932 tỉ đô đứng thứ 16
thế giới. Nhưng GDP PPP theo sức mua lên đến 3031 tỉ USD và đứng thứ 7 toàn
cầu. Theo Forbes 2016 Indonesia có 32 tỉ phú đô la với tài sản từ 1 đến 17 tỉ.
Credit Suisse dự báo Indo sẽ có 151.000 triệu phú đô la vào năm 2020, năm 2015
họ có 98.000 triệu phú.
Dĩ nhiên với Indo tất cả không chỉ có
màu hồng, hiện tại họ cũng đang đối mặt với một số vấn đề. Xem thêm bài
Bloomberg: Asia's Newest Trillion-Dollar
Economy Faces Bittersweet Win
Dự báo: theo một nghiên cứu của
McKinsey: Indonesia's Economy to Surpass
Germany, UK by 2030, và đang trên con đường trở thành nền kinh tế
lớn thứ 7 thế giới. PricewaterhouseCoopers cũng dự đoán : Indonesia will become the world 5th
largest economy in 2030 with GDP $5.424 trillion chỉ sau Japan,
India, USA, China.
Lịch sử - Con người
Như đã nhắc ở bài trước Việt Nam vs Thái
Lan. Nếu như người Thái trái ngược với người Việt về mặt tính cách thì người
Indo có vẻ gần giống hơn một chút. Dù người Việt vẫn siêng hơn và người Indo tà
tà. Nếu như người Thái giao tiếp hay lòng vòng ngoại giao khéo léo, nhiều lúc
không thể biết họ nghĩ gì trong đầu, thì người Indo tương đối thẳng thắn cởi mở
hơn. Vì thế với người Việt chắc người Indo dễ hiểu hơn trong khi tương tác.
Điều này có thể do người Indo chịu ảnh
hưởng văn hoá từ thời thuộc địa Hà Lan, người Hà Lan thuộc nhóm thẳng thắn nhất
châu Âu. Indo có hơn 200 năm phát triển dưới sự cai trị của người Hà Lan từ
1670 đến 1900. Trong khi Thái Lan hình thành từ một số nhóm người gồm địa
phương, Hoa, Ấn và người nước ngoài sau này. Tất cả đều là người lạ với nhau
nên họ giao tiếp dè dặt và tránh truyền thông thẳng thắn trực tiếp.
Nhóm thiểu số đặc biệt nhưng đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế Indo là nhóm gốc Hoa, tương tự như vai trò
nhóm gốc Hoa ở Thái Lan. Chỉ khác là ở Thái nhóm gốc Hoa khá đông đến 15% dân
số. Một vài thống kê cho thấy nhóm gốc Hoa sở hữu đến 70% tài sản trên thị
trường chứng khoán Indo, dù chỉ chiếm 1% dân số. Về hai nhóm quản lý và thực
hiện ở Indo khá giống ở Thái.
Nếu như người Thái hơi khoa trương và
quan tâm đến "sĩ diện" rất thì người Indo khiêm tốn và bình dị hơn.
Hầu hết nhóm quản lý, kinh doanh và startup tôi gặp đều là người gốc Hoa. Chắc
là mấy chục năm dưới thời hai ông độc tài, nên phải cẩn thận tránh làm phật ý
họ. Một lý do nữa là người gốc Hoa ở Indo phải chịu kỳ thị cao hơn nhiều với
người gốc Hoa ở Thái. Họ từng chịu hai vụ thảm sát những năm 60 và 90, bị giết
hàng ngàn người, mất sạch tài sản và người thân. Nên họ phải hạn chế show off
và che giấu tài sản cũng như lai lịch của mình.
So với cả người Thái và Indo thì người
Việt là "hung hăng" (aggressive) hơn, ngược lại được cái năng động
chăm chỉ và thẳng thắn hơn trong công việc. Dĩ nhiên là nói về đám đông còn
nhóm cao cấp chắc không khác nhau mấy.
Làm việc với người Indo như thế nào?
Chắc là phải nghiên cứu nhiều, đây là một ví dụ từ bài tôi chat một cựu giám
đốc Yahoo Đông Nam Á: " BeMyGuest New CCO Graham Hills on
How to work with Indonesian – get deals done in Asia".
Dân tộc chinh phạt và dân tộc phòng thủ
Lịch sử Indo có một điểm khá khác biệt
với lịch sử VN là, họ là dân tộc đi khai phá, chinh phạt từ thời đại Hindu Majapahit.
Đế chế Majapahit với đại tướng Gajah Mada đi xâm chiếm và sở hữu khá nhiều vùng
đất ngày nay là một phần của Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei và cả
Philippines. May không có VN, chắc họ cũng ngán người Việt thời xưa. Ngoài ra
thời Phật giáo và Hồi giáo Indo cũng là một nước có tầm ảnh hưởng lớn trong ĐNA
từ xưa.
Trong khi đó lịch sử VN chỉ có duy nhất
một lần vua Quang Trung đi tấn công chiếm được hai tỉnh của TQ trong một
thời gian ngắn (Đính chính: Lý Thường Kiệt đánh Tống mới là chính. Cám ơn Thành
Nguyễn và Hoa Pham Anh đã góp ý ). Còn lại hầu hết dù có hào hùng cũng chỉ là
dân tộc phòng thủ trên sân nhà. Dĩ nhiên không cần kể đến việc bắt nạt mấy nước
bé tí như Chămpa thời xưa, Campuchia vài chục năm trước. Ngay cả việc thắng quân Mông Cổ cũng có một cơ
số các nước đã làm được chứ không chỉ VN.
Ngành du lịch trong và ngoài nước
6 năm trước khi tôi đến Indo, lúc đó họ
có khoảng 7.6 triệu du khách nước ngoài, VN đón 6 triệu. Năm 2016 họ đón 11.5
triệu lượt khách. VN đón khoảng 10 triệu. Năm 2014 ngành công nghiệp không khói
tạo ra 80 tỉ đô trong GDP của Indo. Và đóng vai trò lớn hơn ngành công nghiệp ô
tô, giáo dục, ngân hàng/tài chinh, bán lẻ, sản xuất hoá chất. Năm 2016 đóng góp
11% GDP.
Hiện tại tuy VN cũng mở cửa miễn visa
cho một số nước châu Âu, tuy nhiên Indonesia vừa qua miễn visa 30 ngày đồng
loạt cho 169 nước và đưa công nghiệp du lịch thành một trong những ngành trọng
điểm của quốc gia. Việc này không những giúp ngành công nghiệp du lịch phát
triển mạnh mà còn giúp đầu tư vào Indonesia và tech/startup tăng mạnh do
business traveler có thể di chuyển dễ dàng hơn nhiều so với lúc trước. Nếu VN
có một đối thủ ngang tầm tại thời điểm này thì đó chính là Indo.
Nên sắp tới ngoài Thái Lan, Singapore và
Malaysia vốn đã quá mạnh, du khách sẽ tập trung sự chú ý vào Indonesia rất
nhiều. Cùng với sự đa dạng về văn hoá, sắc tộc và địa hình phong cảnh, công
nghiệp du lịch ở Indo sẽ phát triển rất nhanh. Đây cũng là một mảng sẽ có những
thị trường ngách để phát triển. Thông tin chi tiết hơn có thể xem tại World Tourism & Travel Council
Report about Indonesia
Startup - Thương mại điện tử
Lịch sử nhắc đến ở trên có thể lý giải
điều tương tự trong giới startup ngày nay. Các công ty VN phòng thủ rất mạnh
trong nước nhưng không có ảnh hưởng gì ở khu vực. Lazada hầu như bá chủ và chiếm hơn
50% thị phần ở 4 nước Thái, Sing, Mã, Phi trong khi họ gặp những đối
thủ đeo bám quyết liệt và đấu tay đôi ở thị trường Indo (Tokopedia, Bukalapak),
VN (Thegioididong, Tiki, Sendo). Trong khi đó Traveloka đang đánh chiếm ráo
riết ở Thái, VN, Malay, Phi. Go-Jek cũng lăm le mở sang Phi và SEA trong sớm
chiều. Quá khứ có thể nói đôi điều về tương lai, đúng không các bạn?!
Ah, lần đầu đến Indo tôi có tranh thủ
viết một bài Tại sao startup nên đến Bali để
học... lướt sóng? Tuy là 6 năm rồi nhưng còn sát thực tế hay không?
Tuỳ bạn nhận xét.
Các thành phố lớn
Các thành phố đông dân nhất lần lượt là:
1. Jakarta (tổng West, South, North,
Central lên đến khoảng 18 triệu)
2. Surabaya: 3 triệu
3. Bandung: 2.5 triệu
4. Medan
5. Bekasi
Các startup ở Indo tận dụng khá hiệu quả
đặc thù địa lý của Indo để phát triển thị trường chứ không sao chép mô hình các
tập đoàn toàn cầu. Chẳng hạn do Indo có rất nhiều đảo lớn nên các tuyến bay nội
địa dày đặc với số lượng lớn. Traveloka bắt đầu như một site so sánh giá vé máy
bay. Jakarta nổi tiếng kẹt xe, xe ôm là phương tiện linh hoạt và có thể di
chuyển nhanh nhất, vì vậy Go-Jek ra đời để làm Uber cho xe ôm. Lúc đầu họ không
làm Uber xe hơi như Grab. Tiket chiếm thị trường bán vé xe lửa liên tỉnh khi vé
máy bay còn đắt. Xem bài tôi phỏng vấn Founder Traveloka bốn năm trước khi họ
còn là một startup nhỏ "The story behind Traveloka's pivot
from metasearch to OTA"
Hệ sinh thái khởi nghiệp
Founder
& Startup
Giống với giới founder ở Thái, founder ở
Indo hầu hết đều là con nhà giàu với gốc Hoa và kinh doanh. Thường họ học
trường tốt ở nước ngoài, sau đó làm ở Mỹ hoặc về nước làm cho các tập đoàn đa
quốc gia, công ty tư vấn toàn cầu(Traveloka, Go-Jek,
Tiket, BerryBenka, Bilna, MatahariMall..). Cũng có
một vài trường hợp đặc biệt như Founder Tokopedia, Kaskus chỉ học trong nước và
chưa hề làm cho tập đoàn lớn. Tuy nhiên các dự án của họ thường gắn với khả
năng phát triển cộng đồng trong một thời gian dài, ít nhất 6-8 năm và khó scale
fast như các startup nhóm đầu trong 3-5 năm.
Nếu như người Thái mạnh về mỹ thuật,
thiết kế, quảng cáo và người Việt thiên về công nghệ, khoa học tự nhiên thì
người Indo khá cân bằng với cả hai nhóm. Nếu bạn lên Bandung sẽ thấy một số toà
nhà thiết kế khá đẹp, và hiện đại, chẳng hạn như Bandung Institute of
Technology (ITB), có thể chịu ảnh hưởng của thiết kế Hà Lan do họ từng đóng đô
ở đây. Nếu đến Yogiakarta bạn sẽ thấy rất nhiều graffiti trên đường phố. Nếu
đến Bali bạn sẽ rất muốn mua những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hand-made rất đẹp.
Tuy nhiên mức độ tinh tế của nghệ thuật
và thiết kế của Indo hơi kém người Thái, về tech thì thua người Việt một chút.
Đội tech chính của Go-Jek ở Ấn và Sing. Khá nhiều startup của Indo gặp khó khăn
khi tuyển lập trình viên giỏi. Hiện giờ những cty lớn của họ phải setup đội
R&D ở Ấn, Sing, TQ. Nếu các startup muốn tuyển người ở Indo, có thể tham
khảo: "How to recruit digital talents in
Indonesia"
Các tập đoàn gia đình
Hệ sinh thái khởi nghiệp hay Startup
Ecosystem của Indo có một đặc thù độc đáo và tầm nhìn xa hơn cả người Thái là
các tập đoàn gia đình. Nếu như ở Thái hầu hết quỹ và incubator do các telco và
các ngân hàng lớn thành lập thì ở Indo, vai trò của các tập đoàn gia đình rất
nổi bật trong mảng startup và công nghệ cao.
Djarum Group, công ty gia đình lớn nhất Indo, bắt
đầu bằng việc kinh doanh thuốc lá (Ở Indo thuốc lá rất phổ biến do đạo Hồi
không cho uống rượu bia chất cồn), có GDP Ventures. GDP được thành lập vào
2010, một năm trước khi tôi đến Indo. Và được lãnh đạo bởi Martin Hartono, con trai
ông chủ Djarum. GDP mua đứt Kaskus - cộng đồng online với 7 triệu members,
website nội địa lớn nhất thời điểm đó. Ngoài ra GDP cũng sở hữu Blibli, top 10
website TMĐT của Indo, mới mua lại site travel Tiket, nắm cổ phần chi phối của
tờ tin startup DailySocial và hàng loạt startup khác. Chưa kể đến nhánh kinh
doanh truyền thống của nhà Djarum, họ sở hữu kha khá cổ phần trong BCA, một
trong vài ngân hàng hàng đầu với hệ thống thanh toán online cũng rất tốt.
Kế đến là Lippo Group. Tương tự
như VinGroup hay Thegioididong ở VN, Lippo sở hữu hệ thống siêu thị lớn nhất
MatahariMall. Tuy nhiên trong mảng startup và ecommerce, Lippo Group có những
bước đột phá táo bạo. Họ đầu tư 500 triệu đô vào MatahariMall online, lập ra
quỹ đầu tư Venturaa 150 triệu cho thị trường ĐNA, mời những nhân vật tiếng tăm
trong giới như Rudy Ramawy - CEO Google Indonesia, Stephan Jung - co-founder
Rocket Internet/Lazada Đông Nam Á làm General Partner. Đồng thời họ còn nắm tờ
báo tiếng Anh hàng đầu The Jakarta Globe và chuỗi bệnh viện, trường đại học.
Xem bài về MatahariMall: "MatahariMall.com CEO on How to go
big and scale fast in Indonesian market".
Sau đó là Sinar Mas Group, tập đoàn này
bắt đầu kinh doanh trong các lĩnh vực giấy, nông nghiệp, bất động sản, rồi mở
rộng ra dịch vụ tài chính,... Rồi họ lập ra Sinar Mas Digital Ventures đầu tư
vào một số startup như aCommerce Thái Lan,
FemailDaily, HappyFresh...
Ngoài những tập đoàn gia đình trên, còn
ít nhất 5-7 gia đình khác cũng tham gia đầu tư và mua lại rất tích cực các
startup. Điều này làm tôi thật sự bị ấn tượng và ngạc nhiên với tầm nhìn của
họ. Vì nguồn gốc của họ rất truyền thống (bất động sản, giấy, nông nghiệp,
thuốc lá...) không khác gì các tập đoàn ở VN.
Quỹ đầu tư - Incubator
Bên cạnh Venturra của nhà Lippo ở trên,
VC nặng ký nhất của Indo là East Ventures. Quỹ này
có "Midas Touch" và đầu tư vào hầu hết các startup tốt nhất của Indo,
trong đó có 2/4 unicorn: Traveloka, Tokopedia. Ngoài ra họ còn đầu tư ở các thị
trường ĐNA và Nhật, Mỹ. East Ventures cũng đầu tư vào các tờ tin công nghệ
DailySocial của Indo và TechinAsia ở Sing. Số lượng Accelerator và Incubator ở
Indo có lẽ phải đếm rất lâu với trên 20 đơn vị.
Các ngân hàng hàng đầu như BCA, Mandiri đều lập ra các
quỹ đầu tư mạo hiểm cho startup và đặc biệt fintech startup. Ba telco lớn nhất
của Indo: Telkom, Indosat, XL Axiata cũng thành lập các quỹ từ hai chục đến hai trăm
triệu đô để đầu tư vào các startup.
Ngoài ra chính phủ Indonesia cũng rất
quan tâm đến việc hỗ trợ phát triển startup như một định hướng phát triển kinh
tế và việc làm. Họ lên kế hoạch "Nuôi trồng 1000 startup đến năm
2020" có tổng giá trị 10 tỉ đô. Năm ngoái tổng thống Jokowi khi đi Mỹ cũng
định đưa 5 founder ảnh hưởng lớn nhất đi cùng "Jokowi on a ‘startup
mission’ in first official US visit". Dù sau đó trip bị cancel vì lý do
cháy rừng.
Các tập đoàn truyền thông
Emtek, một trong những tập đoàn truyền
thông và công nghệ thông tin lớn nhất Indo. Emtek được biết đến như nhà đầu tư
chính của unicorn mới nhất Bukalapak, sàn giao dịch TMĐT bám
sát nút Lazada Indo và Tokopedia.
Kompas Gramedia Group Kompas Gramedia,
tập đoàn truyền thông lớn nhất Indo với hệ thống báo chí, radio, truyền hình.
Sau đó họ đầu tư mở chuỗi nhà sách, một loạt thương hiệu khách sạn:
Amaris, Santika, Anvaya.... khá thành công. Tôi đã từng thử ở hai khách sạn
trong chuỗi này ở Bandung, Bogor và thấy họ quản lý rất ổn với hệ thống nhận
diện thương hiệu rõ ràng cho từng thương hiệu nhánh.
Truyền thông khu vực
Di nhiên ngoài việc hút hết tiền đầu tư
ở ĐNA, các startup ở Indo còn thu hút và lấy hết thị phần truyền thông của các
tờ tin công nghệ hàng đầu châu Á như e27 và TechinAsia, hay TechCrunch, Forbes
Asia.
-------
Nếu bạn có ý kiến gì khác về Indo, người
Indo, etc vui lòng comment. Tôi sẽ update ý kiến của bạn vào bài viết.
Đọc xong chắc các bạn thấy sao các nước
ngay trong khu vực đã phát triển mạnh như vậy, vậy lấy gì để VN cạnh tranh và
vươn tầm hàng đầu khu vực Đông Nam Á? Đừng quá bi quan. Xin mời xem hồi sau sẽ
rõ!
Kỳ 1: Thái Lan vs Việt
Nam
Kỳ tới: 5 lợi thế cạnh tranh của VN để
“go SEA”
PS:
- Nếu bạn muốn đọc bài trên web với
nhiều link/ hình ảnh tham khảo đẹp hơn hơn: https://goo.gl/n4xwA4
- Các bạn trẻ nào có thể giúp dịch bản
này sang tiếng Anh? please inbox - sẽ hậu tạ!
- Nếu bạn muốn nhận thông tin liên quan
đến thị trường tech - startup Indo và tin behind the scene, vui lòng đăng ký form này.
Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019
NGHỆ THUẬT KHEN THƯỞNG VÀ SỞ THÍCH CỦA NHÂN VIÊN
NGHỆ THUẬT KHEN THƯỞNG VÀ SỞ THÍCH CỦA NHÂN VIÊN
#Nguyenbaoquoc #nsv_nghethuatkhenthuong
Thời gian gần đây tôi có dịp nói chuyện với nhiều giám đốc, GM, Quản lý của nhiều doanh nghiệp và có một thực trạng chung là nhiều anh chị than phiền càng ngày càng có nhiều nhân sự chủ chốt, nhân viên xuất sắc rời bỏ doanh nghiệp (có người thì tìm nơi khác, có người về làm riêng....). Ngày hôm trước, nói chuyện với đám bạn đã ra trường cách đây 5 năm, khá nhiều bạn đang giữ những vị trí quan trọng của công ty (Trưởng phòng kỹ thuật, phó quản đốc sản xuất, trưởng nhóm bảo trì thiết bị....) lương từ 10-13 triệu/tháng mà cũng nghỉ việc, chạy về đầu quân cho doanh nghiệp khác và chấp nhận ở mức lương 7-8 triệu/tháng.
Tôi: Điều gì khiến tụi mầy quyết định như vậy, tao thấy chỗ cũ làm sếp, lương cao, khối người mơ được vào sao tụi bây ko làm, lại bỏ đi mơ mộng đâu đây
Bạn: Ở trong chăn mới biết chăn có rận. Người ngoài mơ ước mà người trong khóc ròng mày ơi.
Tôi: là sao, chưa có hiểu ?
Bạn: Đồng ý là lương có cao thiệt, nhưng ngoài cái đó ra thì chẳng có gì khác, tao cảm giác như mình càng làm thì lại càng ko tìm thấy mình trong môi trường đó, cố công làm, dốc hết sức làm nhưng có ai ghi nhận đâu, không lời khen chê, không có một cái gì động viên (chỉ chờ tới tháng lĩnh tiền), mà tau đâu cần phải làm như vậy.
Tôi: Vậy sao giờ đầu quân cho đơn vị ít lương thế/so với kinh nghiệm của mày
Bạn: ở đây người ta coi trọng tao, người ta hay hỏi ý kiến tao khi triển khai dự án này nọ, team hoàn thiện dự án thì có buổi tổ chức liên hoan ghi nhận, môi trường vui vẻ, thoáng, thoải mái lắm.....Lương ít tí cũng được, không sao, vừa làm vừa hưởng thụ cuộc sống chứ có phải trâu đâu mà cày mày (cười).
Từ thông tin tôi nhận được từ chủ doanh nghiệp, từ những chia sẽ chân tình của các thằng bạn, tôi mường tượng ra một điều, càng ngày con người ta có ý thức và nhu cầu hưởng thụ cuộc sống và muốn được ai đó công nhận bản thân hơn trước (cả trong công việc và cuộc sống). Chắc đâu đó, những ông chủ, bà chủ kia còn chưa một lần khen tặng nhân viên một lời khi họ hoàn thành tốt công việc của họ.
1. Bạn đã bao giờ khen tặng nhân viên của mình chưa ? bằng lời nói hay hành động?
2. Bạn nhận thấy cách nhân viên bạn thể hiện tình cảm ntn khi nhận lời khen
3. Lời khen của bạn có đúng lúc và kịp thời
4. Bạn khen nhân viên bằng tinh thần hay hiện vật.
Hãy chia sẽ cho tôi và cộng đồng về bài học của bạn về nghệ thuật khen thưởng nhân viên mà bạn từng áp dụng và để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất.
#Nguyenbaoquoc #nsv_nghethuatkhenthuong
Thời gian gần đây tôi có dịp nói chuyện với nhiều giám đốc, GM, Quản lý của nhiều doanh nghiệp và có một thực trạng chung là nhiều anh chị than phiền càng ngày càng có nhiều nhân sự chủ chốt, nhân viên xuất sắc rời bỏ doanh nghiệp (có người thì tìm nơi khác, có người về làm riêng....). Ngày hôm trước, nói chuyện với đám bạn đã ra trường cách đây 5 năm, khá nhiều bạn đang giữ những vị trí quan trọng của công ty (Trưởng phòng kỹ thuật, phó quản đốc sản xuất, trưởng nhóm bảo trì thiết bị....) lương từ 10-13 triệu/tháng mà cũng nghỉ việc, chạy về đầu quân cho doanh nghiệp khác và chấp nhận ở mức lương 7-8 triệu/tháng.
Tôi: Điều gì khiến tụi mầy quyết định như vậy, tao thấy chỗ cũ làm sếp, lương cao, khối người mơ được vào sao tụi bây ko làm, lại bỏ đi mơ mộng đâu đây
Bạn: Ở trong chăn mới biết chăn có rận. Người ngoài mơ ước mà người trong khóc ròng mày ơi.
Tôi: là sao, chưa có hiểu ?
Bạn: Đồng ý là lương có cao thiệt, nhưng ngoài cái đó ra thì chẳng có gì khác, tao cảm giác như mình càng làm thì lại càng ko tìm thấy mình trong môi trường đó, cố công làm, dốc hết sức làm nhưng có ai ghi nhận đâu, không lời khen chê, không có một cái gì động viên (chỉ chờ tới tháng lĩnh tiền), mà tau đâu cần phải làm như vậy.
Tôi: Vậy sao giờ đầu quân cho đơn vị ít lương thế/so với kinh nghiệm của mày
Bạn: ở đây người ta coi trọng tao, người ta hay hỏi ý kiến tao khi triển khai dự án này nọ, team hoàn thiện dự án thì có buổi tổ chức liên hoan ghi nhận, môi trường vui vẻ, thoáng, thoải mái lắm.....Lương ít tí cũng được, không sao, vừa làm vừa hưởng thụ cuộc sống chứ có phải trâu đâu mà cày mày (cười).
Từ thông tin tôi nhận được từ chủ doanh nghiệp, từ những chia sẽ chân tình của các thằng bạn, tôi mường tượng ra một điều, càng ngày con người ta có ý thức và nhu cầu hưởng thụ cuộc sống và muốn được ai đó công nhận bản thân hơn trước (cả trong công việc và cuộc sống). Chắc đâu đó, những ông chủ, bà chủ kia còn chưa một lần khen tặng nhân viên một lời khi họ hoàn thành tốt công việc của họ.
1. Bạn đã bao giờ khen tặng nhân viên của mình chưa ? bằng lời nói hay hành động?
2. Bạn nhận thấy cách nhân viên bạn thể hiện tình cảm ntn khi nhận lời khen
3. Lời khen của bạn có đúng lúc và kịp thời
4. Bạn khen nhân viên bằng tinh thần hay hiện vật.
Hãy chia sẽ cho tôi và cộng đồng về bài học của bạn về nghệ thuật khen thưởng nhân viên mà bạn từng áp dụng và để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất.
Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019
Marketing, PR và Quảng cáo – Những điểm khác biệt
Tiếp thị ( Marketing), Quan hệ công chúng (PR) cùng quảng cáo (Advertising) là ba ngành học có khá nhiều điểm tương đồng và thường dễ bị nhầm lẫn.
Dù đều có chung một mục đích giúp doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân quảng bá sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu nhằm thu lại một giá trị nào đó; nhưng Marketing, PR và quảng cáo có những điểm khác biệt quan trọng. Và trước khi đi vào các điểm khác biệt này, hãy bắt đầu bằng những định nghĩa cơ bản của ba ngành học này.
![](https://andrews.edu.vn/wp-content/uploads/marketing_2_mbaandrews.jpg)
Marketing là gì?
Định nghĩa: Theo Philip Kotler – cha đẻ của Marketing hiện đại thì Marketing là một thuật ngữ rộng để đại diện cho tất cả những nỗ lực và hoạt động khác nhau mà các doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân thực hiện nhằm tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng với mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp/tổ chức/các nhân từ những giá trị đã được tạo ra.”
Marketing không chỉ được hiểu như một hoạt động đơn lẻ mà nó là cả một quá trình phức tạp với nhiều hoạt động khác nhau như: nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch, chiến lược, phân bổ ngân sách, đo đạc, thống kê, tối ưu.… trong đó bao gồm cả Quảng cáo cùng PR.
Quảng cáo là gì?
Định nghĩa: Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí. Nó được tạo ra để thu hút sự chú ý của các đối tượng khách hàng.
Nếu Marketing là cả một quá trình phức tạp thì quảng cáo giống như một hoạt động đơn lẻ trong quá trình Marketing có nhiệm vụ tác động vào thói quen của khách hàng và biến họ trở thành người mua hàng. Hoạt động đơn lẻ đó có thể là treo một tấm biển quảng cáo thông thường; mua quảng cáo từ các kênh mạng xã hội nhưFacebook; hay thậm chí là quảng cáo trên cáo kênh radio địa phương; báo chí…
PR là gì?
Định nghĩa: PR ( Quan hệ công chúng ) là cách thức mà tổ chức/ doanh nghiệp/cá nhân quản lý hình ảnh của mình trong mắt công chúng thông qua một tiếng nói thứ 3.
Tiếng nói thứ 3 này có thể đến từ các phương tiện truyền thông Quảng cáo như: báo chí, mạng xã hội, người ảnh hưởng… Tuy nhiên, thay vì tập trung vào mục tiêu bán sản phẩm như Quảng cáo thì PR lại là hoạt động giúp cho một doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân và cộng đồng gia tăng mối quan hệ tốt đẹp thông qua việc thúc đẩy danh tiếng của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân bằng những thông tin tích cực, thiện chí.
Hoặc, PR cũng có thể liên quan đến việc kiểm soát thiệt hại đối với một vụ bê bối hay một số tin tức gây ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp/ tổ chức/cá nhân. Nhìn chung, Quan hệ công chúng là một hoạt động quan trọng giúp giữ gìn và nâng cao uy tín doanh nghiệp/tổ chức/ cá nhân.
Những điểm khác biệt:
![](https://andrews.edu.vn/wp-content/uploads/marketing_mbaandrews_3.jpg)
Qua các định nghĩa cơ bản ở trên, sự khác nhau giữa ba chuyên ngành này đã bắt đầu rõ ràng hơn. Tuy nhiên, hãy cùng đi vào những điểm khác biệt chính để hiểu sâu hơn về sự khác nhau này.
1. Cấu trúc
Như đã đề cập qua trong phần định nghĩa, cấu trúc là một trong những điểm khác biệt chính giữa ba ngành học. Nếu marketing là một chiếc bánh lớn được chia ra làm nhiều phần, và mỗi phần bánh đại diện cho một lĩnh vực: nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch media, chiến lược bán hàng, giá sản phẩm, hậu mãi khách hàng, quan hệ cộng đồng… thì quảng cáo và PR chính là một phần trong miếng bánh lớn ấy.
Nếu bạn muốn phân biệt Marketing với những thuật ngữ có vẻ như tương tự. Hãy nhớ, Marketing là đại diện cho toàn bộ quá trình và chiến lược; những thứ còn lại chỉ là một nhiệm vụ hoặc một hoạt động đơn lẻ.
2. Mục tiêu
Mục tiêu của quảng cáo: Để thông báo, thuyết phục hoặc nhắc nhở khách hàng về thương hiệu hoặc sản phẩm của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân.
Mục tiêu của PR: Tạo dựng, duy trì và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân, nâng cao uy tín và thể hiện một hình ảnh tích cực.
Mục tiêu của Marketing: Việc xây dựng hình ảnh đẹp của PR hay tăng tính nhận diện thương hiệu của Quảng cáo cũng chỉ để phục vụ cho mục tiêu tối thượng của Marketing: Giúp doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân thu về các giá trị lợi ích.
3.Đối tượng tiếp nhận
Đối tượng tiếp nhận các hoạt động của ngành Quảng cáo thường sẽ là những khách hàng tiềm năng sẽ chi trả cho sản phẩm/dịch vụ. Trong khi đó, đối tượng tiếp nhận của hoạt động PR sẽ chú trọng hơn vào các cơ quan báo chí; chính phủ; những cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan… mà họ không nhất thiết phải là người sẽ bỏ tiền mua sản phẩm/dịch vụ.
Marketing bao hàm cả Quảng cáo lẫn PR nên đối tượng tiếp nhận sẽ là tất cả mọi người, tùy thuộc vào từng hoạt động, nhiệm vụ cụ thể.
4. Các hoạt động
Mỗi ngành đều có những hoạt động chuyên biệt riêng.
Hoạt động Marketing:
Nghiên cứu thị trường
Quảng cáo
Công khai hoặc Quan hệ công chúng
Bán hàng
Buôn bán
Phân phối
Quảng cáo
Công khai hoặc Quan hệ công chúng
Bán hàng
Buôn bán
Phân phối
Hoạt động Quảng cáo:
Quảng cáo truyền hình
Quảng cáo trên Radio
Chiến dịch gửi email
Quảng cáo qua các biển, bảng hiệu
Quảng cáo trên website
Quảng cáo trên các trang mạng xã hội
Quảng cáo trên các kênh tìm kiếm
Quảng cáo trên Radio
Chiến dịch gửi email
Quảng cáo qua các biển, bảng hiệu
Quảng cáo trên website
Quảng cáo trên các trang mạng xã hội
Quảng cáo trên các kênh tìm kiếm
Hoạt động PR:
Thông cáo báo chí
Sự kiện kinh doanh hoặc cộng đồng
Nói chuyện
Quan hệ truyền thông
Tài trợ và hợp tác.
Sự kiện kinh doanh hoặc cộng đồng
Nói chuyện
Quan hệ truyền thông
Tài trợ và hợp tác.
5. Phong cách
Quảng cáo thường đặt nặng việc tự giới thiệu về bản thân qua việc đầu tư xây dựng các nội dung, hình ảnh chất lượng để quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ. Còn PR lại chú trọng vào việc người khác nói gì về mình.
Một công ty tự nói về mình chắc chắn sẽ phải tốn phí nhưng nếu có định hướng PR tốt thì công ty sẽ được nhiều người cho các nhận định tốt hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn phải trả tiền thuê những kênh truyền thông hay những người có ảnh hưởng nói tốt về sản phẩm thì đó là Quảng cáo chứ không phải PR. Còn khi bạn thấy những người hoàn toàn xa lạ khen doanh nghiệp/tổ chức/thương hiệu của mình trên các kênh truyền thông thì đó là kết quả của PR.
Và một chiến dịch Marketing đòi hỏi vừa cần đầu tư chi phí vào quảng cáo; cũng vừa cần được nhiều khách hàng, cơ quan báo chí… khen ngợi thì mới có thể thành công.
(Trich nguồn: https://andrews.edu.vn)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên gia Nguyễn Bão Quốc vinh dự nhận giải thưởng nhà giáo dục tạo tác động quan trọng nhất (SBC)
Xuất sắc vượt qua hàng trăm đề cử trên thế giới, ông Nguyễn Bão Quốc đã trở thành 01 trong 05 người (của thế giới) được vinh danh tại buổ...
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjjfAiwHYeexOn05iMHVxM8G-cGmtzfgeGJF7rVTD_scwbRJrTPkJjJJn4wv3IxYFGn4O_nw9q0fy7x4qVa1NVRXAELoI9lOv5R6CUbP5mj91X3SHqAx2iy7Ry-OrRmamIY_OTq5oFnzimSCMUfB_cf-4fxB6Tt78S5xvpDJtNavaESF27q1xmgkUl3l3M/w472-h265/Xanh%20d%C6%B0%C6%A1ng%20C%C3%A1c%20th%C3%A0nh%20ph%E1%BA%A7n%20C%C3%B9ng%20k%C3%ADch%20th%C6%B0%E1%BB%9Bc%20&%20Gi%E1%BA%A3%20l%E1%BA%ADp%20C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20trong%20Gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c%20B%E1%BA%A3n%20thuy%E1%BA%BFt%20tr%C3%ACnh%20C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87.png)
-
KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU BÁN HÀNG ONLINE Người ta thường nói, bán hàng là “bán thân”, bán thân ở đây chính là bán cái “nhân hiệu”, ...
-
Khởi nghiệp, khi nào thì cần gọi vốn? ⁄NGUYỄN BÃO QUỐC (CEO BQ TRAINING & CONSULTING SOLUTIONS) 03/08/2020 13:30 | QUẢNG NAM ONLIN...
-
Inbound marketing – xu hướng bền vững trong thế giới số Chào bạn, tôi là Nguyễn Bão Quốc , tôi không phải chuyên gia marketing, cũng khôn...