Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới khởi nghiệp có nên xây dựng quy trình vận hành!

Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới khởi nghiệp có nên xây dựng quy trình vận hành!


Chào các bạn, vẫn là tôi đây, hôm nay tôi xin chia sẽ cho tất cả các bạn quan tâm đến "quy trình doanh nghiệp" về chủ đề cũ mềm mà cứ nói đi nói lại hoài. Đúng vậy, tuy cũ nhưng nó là cái "mụt nhọt" của nhiều bạn và nhiều doanh nghiệp nhỏ.
Khi nào nên xây dựng quy trình?
Sau nhiều năm tư vấn vận hành doanh nghiệp cho nhiều doanh nghiệp mSME và SME thì tôi thấy có một thực trạng như thế này:
- Rất nhiều doanh nghiệp không có quy trình, đụng đâu làm đó, sai đâu sửa đó, với doanh nghiệp kiểu này có một số đặc điểm như sau: Về cơ cấu nhân sự không quá 10 người, về mô hình tổ chức công việc thì không có phòng ban gì cả, mọi người ngồi chung một phòng, đa phần nhân sự kiêm nhiệm, vd: trợ lý kiêm marketing kiêm hành chính văn phòng, kế toán kiêm nhân sự, kỹ thuật kiêm luôn sửa chưa, service, giao nhận, giám đốc kiêm luôn sales....Mọi người trong công ty quan hệ với nhau kiểu như một gia đình, tuy có phân cấp bậc, vị trí nhưng đa phần văn hóa vẫn là không có nét đặc trưng
- Với nhưng doanh nghiệp có quy mô lớn hơn 15 người, họ bắt đầu chia ra một số phòng ban cụ thể (Tùy theo mô hình kinh doanh và ngành nghề kinh doanh), với những doanh nghiệp kiểu này thì quy trình được xây ở mức cơ bản như: có phân vai trò nhiệm vụ mỗi phòng, từng nhân viên...nhưng cái nhược ở đây mà đa phần các doanh nghiệp quy mô này vẫn còn tồn tại là "lối tư tuy gia đình" họ quản lý dựa trên kinh nghiệm cá nhân và truyền thống gia đình là phần lớn. Chính vì vậy khi áp dụng quy trình vào nó bị "lạc lõng" giữa dòng đời, có cho có với thiên hạ chứ không thiết thực với công ty
- Với những doanh nghiệp có tổ chức bài bản, mô hình vận hành có đầy đủ phòng ban, có quy trình bài bản từ Mô tả công việc, sơ đồ tác nghiệp, đánh giá hiệu quả công việc qua KPI, báo cáo,...Đây là mô hình doanh nghiệp hướng đến chuyên nghiệp và sẽ có cơ hội bùng nổ trở thành các doanh nghiệp lớn, bền vững. Tóm lại: nếu bạn bắt đầu khởi nghiệp và có tầm nhìn xa mong muốn doanh nghiệp đi xa thì ngay từ ban đầu bạn nên xây dựng quy trình, nhưng sẽ tùy theo giai đoạn mà quy trình có mức độ chuyên nghiệp khác nhau. Ở giai đoạn đầu khởi nghiệp vì chúng ta thiếu nhiều nguồn lực như: Con người, tiền bạc, thiết bị...vì vậy đoạn này quy trình chỉ là những cái hết sức cơ bản để mọi người trong team quen dần với việc làm việc có tổ chức, vì giai đoạn này cần lắm sự linh hoạt để xử lý công việc cho nhanh (giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm). Khi doanh nghiệp bạn phát triển, bạn có thêm người vào, phân vai công việc bắt đầu rõ ràng khi đó bạn bắt đầu định hướng áp dụng quy trình vào, áp dụng các chỉ tiêu đánh giá rõ ràng. Vì sao cần có quy trình: Quy trình giúp bạn rõ ràng và minh bạch trong quản lý và quản trị doanh nghiệp, quy trình giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, quy trình giúp "giải phóng nhà lãnh đạo" để lãnh đạo có thời gian vạch chiến lược và tầm nhìn. Quy trình không chỉ cho toàn công ty mà còn áp dụng cho từng phòng ban và từng nhân viên cụ thể.

Để quy trình thực sự là xương sống cốt lõi của công ty bạn cần biết cách áp dụng cho phù hợp và có lộ trình đào tạo bài bản để nhân viên hòa hợp với văn hóa này.
Hợp tác với BQ Training, chúng tôi cam kết sẽ chuyển giao cho bạn những quy trình bài bản, đào tạo nhân sự chuyên nghiệp theo kiểu "cầm tay chỉ việc" và bạn hoàn toàn làm chủ được doanh nghiệp chỉ sau vài tháng
web: bqtraining.edu.vn
Hotline: 0916145151


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chuyên gia Nguyễn Bão Quốc vinh dự nhận giải thưởng nhà giáo dục tạo tác động quan trọng nhất (SBC)

  Xuất sắc vượt qua hàng trăm đề cử trên thế giới, ông Nguyễn Bão Quốc đã trở thành 01 trong 05 người (của thế giới) được vinh danh tại buổ...