Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

30 Điều quan trọng mà bậc thầy bán hàng cần có - phần 2


11/ Hiểu khách hàng: Rất nhiều sales không thực hiểu khách hàng họ là ai, hay chỉ hiểu mơ hồ theo kiểu (tên, vị trí công tác, số điện thoại...), với sự phát triển như hiện nay cứ 1 người mua mà vạn người bán thì sự hiểu này chưa đủ. Bạn cần phải biết nhiều hơn về khách hàng bạn đang phục vụ (quan điểm sống, tuổi tác, các ngày quan trọng với họ, những gì họ quan tâm, sở thích họ là gì, hội nhóm nào họ hay tham gia...) và đặc biệt sản phẩm/ dịch vụ bạn bán giúp ích được gì cho khách hàng.
12/ sự kiên trì: 95% sales khi bị từ chối ở lần đầu tiên hoặc bị chê bai hàng hóa là mặc cảm bỏ luôn khách hàng không bao giờ quay lại. Hơn 70% hợp đồng tôi ký được với khách là nhờ quay lại bán hàng đến lần thứ 3 hoặc thứ 4. Sự kiên trì của bạn đánh bay mọi nghi ngờ trong lòng khách hàng...
13/ Giá trị thực sự của hàng hóa: Người bán hàng bậc thầy luôn bán đúng giá trị thực sự của hàng hóa, họ không vì một chút lợi trước mắt mà làm mất đi sự tín nhiệm của khách hàng (thường người có tư duy thành công luôn ướng đến sự bền vững và phát triển trong ngành), còn chỉ vì một chút lợi trước mắt cho bản thân mà bán khác đi hoặc cao hơn giá trị thật của sản phẩm thì chỉ có làm ăn chập giật
14/ Đánh giá đúng khách hàng tiềm năng: "Tất cả khách hàng đều là khách hàng, nhưng không phải khách hàng nào cũng là khách hàng" cách bạn hiểu câu nói này như thế nào sẽ cho thấy khả năng đánh giá khách hàng tiềm năng của bạn, không phải tất cả những ai đang đi ngoài kia đều là khách hàng của mình, bạn cần phải đánh giá đúng khả năng tài chính, nhu cầu thực sự, động cơ mua hàng của khách hàng....
15/ Dẫn dắt tâm trí khách hàng: Rất nhiều sales quên mất một điều sau một hồi đi bán thì bị khách hàng bán ngược lại ( để khách hàng dẫn dắt cuộc chơi), Bạn cần phải có Tâm thái làm chủ trong mọi tình huống để dẫn dắt tâm trí khách hàng đến nơi bạn muốn, bạn cần phải trang bị cho mình thật nhiều câu hỏi hay, câu hỏi mở...
16/ Nghệ thuật chốt đơn hàng thành công: Sẽ không ai hành động nếu không có một động lực rõ ràng, nếu bạn đến với khách hàng chỉ để kể một câu chuyện xong rồi về thì mọi việc đâu lại vào đấy, bạn đừng nghĩ là truyền đạt đủ kiến thức rồi để khách hàng tự chọn, vì ngày nay với mớ hỗn độn về kiến thức sản phẩm trên Google, khách hàng dễ bị lạc vào ma trận không lối ra đó. Vì vậy bạn cần giúp khách hàng quyết định ngay khi mọi thông tin đưa ra đúng và đủ. Cần hơn cả một nghệ thuật....!
17/ Một tính cách vui vẻ: Đừng đem câu chuyện buồn hay những trắc trở trong cuộc sống của bạn vào câu chuyện bán hàng. Làm ơn đừng bán "than", cuộc sống quá vất vả rồi, nên có cơ hội được gặp nhau hãy trao nhau những nụ cười nồng ấm, những câu chuyện tươi vui để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn...
18/ Sự khoan dung: Nhiều sales sau khi fail ở một số hợp đồng thì quay qua chửi rủa khách hàng, đừng làm điều đó, chính điều đó làm bạn thiếu chuyên nghiệp. Hãy xem lại mình, xem lại mình đã cho khách hàng đủ thông tin cần biết chưa, xem lại mình đã đi hết các quy trình bán hàng một cách chuyên nghiệp chưa...Nếu mình đã làm hết sức mà vẫn fail thì hãy cảm ơn KHÁCH HÀNG vì đã cho mình cơ hội được làm việc và hãy hỏi KHÁCH HÀNG lý do thực sự tôi không được hợp tác là gì ? Bạn sẽ nhận được sự góp ý chân thành. Khoan dung cho chính bạn và khoan dung cho chính khách hàng của bạn
19/ Khả năng trình bày (Kỹ năng vua trong bán hàng): Rất nhiều anh chị đã giữ chức vụ rất cao nhưng khả năng trình bày rất yếu:
- Không biết thứ tự cần trình bày cho một bài bán hàng
- Phong cách trình bày không có
- Giao lưu với khán giả trong quá trình trình bày càng không có
- Kết thúc trình bày và kêu gọi hành động
Người bán hàng bậc thầy phải trình bày được mọi lúc mọi nơi theo trình tự logic, có khi chỉ 30 giây bán hàng trong thang máy, có khi chỉ 3 phút trong lúc đi ra sân bay...
20/ Hành động: Người bán hàng chuyên nghiệp luôn hành động và hành động mạnh mẽ (mọi chiến lược hay chỉ là tờ giấy nếu không hành động), người bán hàng bậc thầy biết ra phải bước chân xuống đường, gặp khách hàng và bắt đầu bài chào bán của mình
(Bài dài nên 10 điều quan trọng còn lại sẽ được chia sẽ vào ngày mai )
#nguyenbaoquoc #serisalessuccess #bqtraining&consulting 
Ẩn bớt

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

Vì sao khách hàng không mua hàng của bạn?

Bán hàng  bán hàng online là sinh kế của nhiều netizen, tuy nhiên có những người thành công rực rỡ, bán hàng có duyên nhưng cũng không ít những người vật vã, vất vả chỉ để có doanh thu bèo bọt. Nguyên nhân vì sao? Dù bạn đã áp dụng nhiều phương pháp, kỳ vọng, hy vọng rồi thất vọng… Hoang mang tự hỏi: Vì sao khách hàng không mua hàng? Hay là mình không có duyên bán hàng?

Hãy nhớ: Bạn không thể giải quyết được vấn đề nếu bạn không biết vấn đề đó là gì. Và trong bán hàng, bạn không thể giải quyết vấn đề từ chối của khách hàng nếu bạn không biết vì sao khách hàng không mua hàng của bạn.
Vì sao khách hàng không mua hàng của bạn?
Bài viết này đúc kết kinh nghiệm 16 năm nghe từ chối từ hàng triệu người chưa bao giờ là khách hàng của tôi sẽ giúp bạn dự đoán và xác định được VÌ SAO KHÁCH HÀNG KHÔNG MUA?
1. Khách hàng KHÔNG BIẾT để mua
Rất nhiều người bán hàng, muốn bán hàng nhưng chỉ tập trung vào bán hàng mà không làm cho khách hàng BIẾT để mua.
Hãy tưởng tượng, bạn cần mua 1 cái laptop cho công việc, bạn sẽ làm những gì?
  • Đầu tiên, bạn muốn mua máy xuất phát từ nhu cầu công việc, vì vậy trong đầu bạn sẽ có câu hỏi “Máy laptop nào phù hợp cho công việc?” và bạn sẽ nhập câu hỏi này trên Google. Bạn sẽ tìm ra rất nhiều bài viết, video tư vấn, đánh giá các mẫu laptop khác nhau… rồi bạn BIẾT mình cần mua loại máy nào.
  • Tiếp theo, bạn sẽ tìm những nơi có bán mẫu laptop mà bạn đang cần, bạn lại lên Google. Sau đó, bạn liệt kê ra được vài nơi bán máy này… và bạn BIẾT những nhà bán hàng này có gì tốt, có gì dở, ai gần, ai xa… và đâu là đơn vị bán hàng phù hợp với bạn.
  • Rồi bạn liên hệ với những nhà bán hàng, hỏi han, tìm kiếm để BIẾT có khuyến mãi gì không? bảo hành thế nào? có gì cần mua thêm cho chiếc laptop đó? Có thể mua trả góp hay không? Thủ tục cần những gì?…
Nói chung là RẤT NHIỀU THỨ CẦN PHẢI BIẾT TRƯỚC KHI MUA.
Và bây giờ, bạn thấy: Nếu muốn bán được hàng thì chỉ BÁN HÀNG thôi là chưa đủ. Hãy cho khách hàng BIẾT đủ nhiều để ra quyết định mua hàng. Hãy viết các bài tư vấn, hãy livestream, hãy quay video đánh giá, mở hộp, dùng thử, hướng dẫn
2. Khách hàng KHÔNG HỨNG đủ để mua
Bạn đã cố làm các việc để khách hàng biết mà họ vẫn không mua? Không, họ chưa biết gì về bạn và về sản phẩm của bạn đâu. Vì bạn làm chả có cảm xúc gì sất… Không cảm xúc thì không hành động.
Có thể, bài viết của bạn không đủ hay, có thể video của bạn không đủ đẹp, có thể phần giới thiệu của bạn lê thê làm cho người xem bị nản, có thể website của bạn truy cập bị chậm, có thể Facebook của bạn toàn những tin bài tiêu cực, chửi chó đánh mèo, cũng có thể bạn đang tiếp cận sai đối tượng (ví dụ bán kem dưỡng trắng da cho ông già)… Có thể xxx thứ nữa khiến cho cảm xúc của khách hàng bị triệt tiêu và họ sẽ tìm xem thông tin ở chỗ khác.
Vậy phải làm sao? Hãy hỏi và trả lời những câu hỏi sau:
  • Làm sao tôi có thể làm cho khách hàng tò mò về những gì tôi viết? Làm sao để họ đọc dòng trên lại muốn tiếp tục đọc dòng dưới? Làm sao để họ xem đoạn đầu rồi lại muốn xem đoạn cuối của video?
  • Làm sao tôi có thể biến các thông tin về CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP và SẢN PHẨM của mình trở nên thú vị, hài hước và hấp dẫn?
  • Làm sao để quá trình cung cấp thông tin về sản phẩm diễn ra 1 cách tự nhiên như hơi thở chứ không làm cho khách hàng cảm thấy BỊ CHÀO HÀNG rồi thu mình phòng thủ hoặc chạy mất dép?
  • Làm sao để tôi trở nên nổi bật và khách biệt?
Tôi tin là, khi bạn có câu hỏi đúng, bạn sẽ tìm ra được câu trả lời đúng!
3. Khách hàng KHÔNG TIN bạn
Vâng! Đúng đó, bạn không làm gì sai cả, bạn không lừa ai cả nhưng khách hàng vẫn KHÔNG TIN bạn. Bản năng mạnh nhất của con người và hầu hết các động vật sống là BẢN NĂNG SINH TỒN. Bản năng này làm cho người ta nghi ngờ mọi thứ chỉ vì nó LẠ mà không cần biết tốt xấu.
Thấy 1 người lạ, không dám chạy lại bắt tay! Thấy 1 con vật lạ, né! Đến 1 vùng đất lạ, rụt rè, rón rén! Tham gia vào 1 cộng đồng lạ? Hết tự tin!…
Tóm lại, cứ LẠ là NGHI NGỜ. Bạn có đủ gần gũi, thân quen với khách hàng tiềm năng chưa? Nếu câu trả lời là CHƯA thì đừng bán, hãy GIÚP đỡ khách hàng của bạn trước, đủ quen, đủ yêu rồi bán sau. Hãy nhớ quy trình: BIẾT – THÍCH – TIN – THỬ – MUA – YÊU – GIỚI THIỆU
Mặc nhiên, khách hàng sẽ không tin là bạn đang nói thật hoặc họ nghĩ bạn đang nhầm lẫn. Tệ hơn là họ không tin vào đạo đức và năng lực của bạn.
Không tin thì không làm, không tin thì không theo, không tin thì không mua. Rất dễ hiểu phải không nào…
Tôi biết, bạn đang chưa tin tôi đâu, vì thế tôi không có gì muốn bán cho bạn cả. Tôi là người biết chờ đợi…
4. Khách hàng TIN NHƯNG KHÔNG MUA
Đây là vấn đề khá đau đầu với những người làm marketing và bán hàng
Bạn sợ họ không tin bạn? Không, họ tin bạn, họ tin luôn là sản phẩm của bạn rất tốt. Họ tin tất cả những gì bạn nói về sản phẩm của bạn NHƯNG…
Họ không tin rằng nó có hiệu quả với họ!
Ví dụ: Bạn đang bán sản phẩm giảm cân, khách hàng tiềm năng của bạn hoàn toàn tin tưởng rằng bạn là người có đạo đức, có năng lực và những gì bạn nói về sản phẩm là sự thật 100%. Họ biết sản phẩm của bạn đã giúp rất nhiều người giảm cân hiệu quả, nhưng trong suy nghĩ của họ “Tôi biết điều này hiệu quả với những người khác, nhưng tôi đã thử hàng chục sản phẩm giảm cân và chẳng cái nào có ích với tôi cả. Tôi là 1 tạng người đặc biệt…”
Với những tình huống này, bạn phải học kỹ thuật TRANSFORM – BIẾN ĐỔI. Hãy chỉ ra cho khách hàng sự thay đổi của ai đó tương tự như họ và khiến cho khách hàng liên tưởng mạnh mẽ đến “trường hợp đặc biệt” của mình.
Tất nhiên, còn nhiều kỹ thuật khác nữa để giải quyết yếu tố này, tôi tin rằng bạn sẽ tìm cách học được nó.
5. Khách hàng KHÔNG CÓ TIỀN để mua
Nói rằng KHÔNG CÓ TIỀN chưa hoàn toàn chính xác, mà thực sự là, khách hàng không có ngân sách dành cho sản phẩm của bạn.
Tiền của khách hàng luôn có giới hạn, và họ phải sử dụng con số giới hạn này để trang trải hàng trăm thứ trong cuộc sống hằng ngày. Chính vì vậy, khi bạn đề nghị khách hàng mua sản phẩm của bạn, đây là một lời đề nghị hoàn toàn bất ngờ với họ. Họ chưa từng có kế hoạch chi tiêu cho sản phẩm này. Vì vậy, họ sẽ đưa ra lời từ chối: Tôi không có tiền!
Với tình huống này, bạn cần phải cho khách hàng thấy sự cấp thiết về việc cần sử dụng sản phẩm của bạn để họ sẵn sàng hy sinh 1 khoản thu nhập để tránh mất mát, thiệt hại khi không mua.
6. Khách hàng KHÔNG CẦN nên không mua
Ở góc nhìn riêng của bạn, bạn thấy rằng khách hàng cực kỳ cần sản phẩm của bạn. Nếu mua sản phẩm của bạn, cuộc sống, công việc, sinh hoạt của họ sẽ trở nên đơn giản trơn chu và dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng vấn đề là, trong suy nghĩ của khách hàng “Không có sản phẩm này, tôi vẫn sống tốt đấy thôi”
Ví dụ: Bạn đang bán bảo hiểm, khách hàng hoàn toàn tin rằng bạn là người có đạo đức, có năng lực và những gì bạn nói là thật. Họ cũng biết rằng bảo hiểm là một sản phẩm văn minh. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại cho rằng “Không có bảo hiểm cũng không sao, bao lâu nay, bao nhiêu người không có bảo hiểm vẫn khỏe mạnh hạnh phúc đấy thôi. Nếu rủi ro gặp tai nạn mất mạng thì bảo hiểm đền cũng đâu để làm gì?…”
Trong tình huống này, bạn hãy chỉ cho khách hàng thấy chết chưa phải hết. Họ cần chăm sóc con cái, cha mẹ, vợ chồng ngay cả khi họ đã chết… Tuy nhiên, hãy trình bày bài thuyết phục của mình một cách thú vị dưới dạng một câu chuyện có cảm xúc, dễ hiểu, dễ nhớ.
7. Khách hàng nghĩ KHÔNG GẤP nên không mua
Trì hoãn là bản năng, bản chất của chúng ta. Có rất nhiều việc quan trọng cần làm, tuy nhiên trong đầu chúng ta luôn luôn có giọng nói nhỏ nói rằng: “Từ từ đã đi đâu mà vội, mai làm cũng được, xong việc này rồi làm việc đó cũng được…”
Và khi mua hàng, đặc biệt là những sản phẩm không phải sản phẩm thiết yếu hoặc không có những yếu tố hấp dẫn đặc biệt thì sự trì hoãn này tăng cấp độ thêm 100 lần.
Để giải quyết rào cản này, hãy đưa ra những ưu đãi, khuyến mãi, quà tặng… nhưng có yếu tố giới hạn về số lượng hoặc thời gian. Bạn có thể “đe doạ” sẽ TĂNG GIÁ BÁN, HUỶ QUÀ TẶNG, CẮT ƯU ĐÃI sau 1 khoảng thời gian hoặc khi đã đạt đủ số người mua hàng…
Với 7 lý do trên, tôi nghĩ đã đủ để bạn nhìn thấy VÌ SAO KHÁCH HÀNG KHÔNG MUA HÀNG CỦA BẠN. Nếu bạn còn mơ hồ về cách giải quyết những vấn đề này thì đừng lo… Ai khi mới nhìn thấy những rào cản lớn mà lại thấy dễ dàng đâu! Tuy nhiên, hãy nhớ, BIẾT ĐƯỢC TẠI SAO? thì sẽ BIẾT CÁCH LÀM THẾ NÀO?, bạn đã đi được 1 nửa chặng đường rồi.
Hãy bắt đầu học cách dự đoán và xác định xem: Lời từ chối mình nhận được hôm nay là do nguyên nhân nào trong 7 nguyên nhân bên trên. Sau đó tìm cách giải quyết nó từng bước.
Người làm giỏi là người làm nhiều, hãy bắt đầu hành động ngay cả khi chưa sẵn sàng, đúng thì mình vui, sai thì mình sửa. Đừng đợi giỏi mới làm mà hãy nhớ: LÀM MỚI GIỎI
Chúc bạn luôn mạnh mẽ và dũng cảm đối mặt với những lời từ chối của… loài người 😀
Nếu bạn cần học thêm điều gì đó một cách chính thức thì đừng quên truy cập các khoá huấn luyện của tôi trên website https://anhoa.net

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

Doanh nghiệp nên chuyển đổi số

Doanh nghiệp nên chuyển đổi số

 PHAN VINH
 29/04/2020 10:19 QUẢNG NAM ONLINE
 
Ông Nguyễn Bão Quốc hiện là Phó Chủ tịch Liên đoàn Lãnh đạo và doanh nhân trẻ thế giới tại Đà Nẵng (JCI Đà Nẵng) và là Giám đốc Công ty BQ Tranining & Consulting Solutions Co.Ltd (tư vấn DN), Phó Chủ tịch Câu lạc bộ khởi nghiệp sáng tạo TP.Tam Kỳ. Trăn trở trước thực trạng nhiều DN rơi vào suy thoái do dịch Covid-19, ông chia sẻ với phóng viên Báo Quảng Nam về nguyên nhân và đưa ra các giải pháp vực dậy DN trong giai đoạn hiện nay.

Ông Nguyễn Bão Quốc trong vai trò diễn giả, tập huấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.Ảnh: P. VINH
PV: Thưa ông, có thể hình dung bức tranh chung về DN khởi nghiệp ở Quảng Nam như thế nào trong đại dịch Covid-19?
Thực ra, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 không chỉ có những DN vừa và nhỏ, ở địa phương cụ thể nào, mà DN trên toàn thế giới đều bị tác động. Tuy nhiên, đối với DN đang khởi nghiệp thì sự tác động có phần lớn hơn, mang tính “sống còn” hơn. Theo Tạp chí Harvard Business Review - tạp chí dành cho những người hành nghề kinh doanh, các chuyên gia về kinh tế đều nhận định, sau đại dịch, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều có thể xảy ra 3 kịch bản theo các ký tự “V”, “U” và “L”. Chữ “V” thể hiện mô hình khi đại dịch Covid-19 kết thúc trên toàn thế giới trong thời gian ngắn sắp tới thì DN chạm đáy khủng hoảng nhanh và phục hồi nhanh. Chữ “U” thể hiện mô hình khi đại dịch kéo dài, suy thoái chạm đáy một khoảng thời gian và bắt đầu khôi phục trở lại đỉnh như trước suy thoái. Còn với chữ “L”, DN tụt dốc nhanh và không biết được thời điểm phục hồi.
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh nên chúng ta có quyền hy vọng quá trình phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 có thể là chữ “V”. Ở Quảng Nam, hầu hết DN khởi nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, có tuổi đời khá non trẻ, kinh nghiệm thương trường chưa nhiều, vì vậy đại dịch Covid-19 lần này là một thách thức không nhỏ mà DN cần vượt qua. Đối với một số DN có hệ thống quản trị và vận hành bài bản, sớm có kịch bản đối phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh như cắt giảm chi phí, tối ưu hóa nhân sự, tăng các hoạt động đào tạo nội bộ, chuyển kênh bán hàng truyền thống qua tư vấn online… thì vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh và nguồn lực để phát triển sau dịch. Phần lớn DN còn lại phải gồng mình gánh nhiều khoản chi, như lãi ngân hàng, nhân viên, mặt bằng…, thậm chí là phát sinh lãi chồng lãi, nợ chồng nợ, mất kiểm soát thì khả năng phục hồi sẽ chậm hơn.
PV: Vậy, cụ thể hơn, từng mô hình kinh doanh đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như thế nào?
DN khởi nghiệp trên địa bàn Quảng Nam chủ yếu đi theo các mô hình kinh doanh truyền thống như: cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, chuỗi quán cà phê, nhà hàng, sản xuất hàng tiêu dùng và một số DN sản xuất cơ khí, đồ thủ công mỹ nghệ… Các hoạt động thường ngày của DN phần lớn được quản lý bởi sổ sách, giấy tờ, hồ sơ cồng kềnh, không có phương pháp quản lý công việc khoa học, nhân sự đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều việc nên bình thường đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.
Các hoạt động mua bán theo dạng cửa hàng “vật lý” khi bị giãn cách xã hội thì gặp rất nhiều khó khăn do khách hàng rất e dè trong việc đi mua sắm thời gian này, nhưng tiền thuê nhân viên, mặt bằng, tiền điện, nước, lãi ngân hàng… thì người chủ vẫn phải chi ra. Doanh nghiệp FMCG - nhóm sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng, có mô hình bán hàng qua kênh phân phối, trước khi đến tay người tiêu dùng, thì càng khó khăn hơn do nhà phân phối đang hoạt động theo kiểu cầm chừng, hạn chế nhập hàng nhiều vì sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều, tốn chi phí lưu kho. Các DN sản xuất những mặt hàng này bị động kế hoạch kinh doanh, sản xuất đến dự trù nguyên vật liệu đầu vào. Đối với DN có mô hình kinh doanh B2B (từ DN đến DN), thì chịu ảnh hưởng khá nặng bởi giãn cách xã hội làm cho các hoạt động thương thảo, tiếp cận khách hàng để tìm kiếm thị trường, bán hàng gặp nhiều khó khăn.
“Doanh nghiệp khởi nghiệp cần tiếp cận thị trường online, xây dựng website riêng, xây dựng thương hiệu và bán hàng qua mạng, tạo ứng dụng thông minh để tiện cho khách hàng đến với mình... là những bước chuyển đổi số nhằm vực dậy sản xuất, kinh doanh sau dịch covid-19”
(Ông Nguyễn Bão Quốc)
Nói tóm lại, DN khởi nghiệp đều bị vỡ trận kế hoạch kinh doanh của năm 2020 và định hướng trong nhiều năm đến. Vì tất cả dự định (kế hoạch bán hàng, marketing, các hoạt động khai mở thị trường, quy trình quay vòng vốn...) bị tắc lại trong một giai đoạn. Không ít DN không tự cân đối được nguồn lực đã phải phá sản chỉ trong thời gian ngắn vừa qua. Nói điều này để các DN khởi nghiệp đang còn hoạt động, dù chỉ cầm chừng vẫn phải vui mừng vì ít ra họ còn “sống”.
PV: Trước thực tế như vậy thì DN khởi nghiệp cần làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn này?
Đa số DN khởi nghiệp đều chưa có hệ thống quy trình bài bản về quản trị, quản lý DN. Chính vì vậy, khi có biến cố xã hội xảy ra, ảnh hưởng đến DN của mình thì họ rơi vào trạng thái lúng túng, bất lực, không biết phải làm gì. Ví dụ, dịch Covid-19 xảy ra, nhiều DN dù không bán được hàng nhưng vẫn phải duy trì khâu sản xuất, họ không dám cho nhân viên nghỉ việc tạm thời vì không biết có đúng với quy định pháp luật hay không; hay sợ sau khi nghỉ việc, nhân viên sẽ tìm kiếm việc làm khác. Nếu có hệ thống quy trình bài bản thì DN sẽ lường trước được những rủi ro khách quan, chủ quan mà có hướng đi cụ thể, hiệu quả.
Ngoài ra, DN cũng phải nghiên cứu lại cơ cấu tổ chức hiện tại đã ổn chưa? Các nguồn lực về tài chính, nhân sự, khoa học kỹ thuật có đảm bảo không? Mô hình kinh doanh có cần phải thay đổi... Đặc biệt, DN khởi nghiệp nên nghiên cứu phương thức bán hàng đa kênh, không chỉ là truyền thống mà phải bán hàng online. Lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp đề hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của biến động xã hội đến DN mình.
PV: Lâu nay, chúng ta vẫn thường nhắc đến khái niệm tiếp cận thị trường online trong các diễn đàn nhưng nhiều DN vẫn chưa tham gia. Cụ thể, để phát triển phương thức bán hàng đa kênh thì DN nên làm gì?
Như đã nói ở trên, đa số DN khởi nghiệp ở Quảng Nam đều theo mô hình truyền thống, các kênh bán hàng đều ở dạng “vật lý”, dễ bị ảnh hưởng khi có biến động thị trường. Dịch Covid-19 ảnh hưởng chung nhưng không nhiều đến thị trường này. Tháng 3 vừa rồi, tôi có tham gia một hội thảo online chuyên đề chuyển đổi số cho DN vừa và nhỏ do Diễn đàn Chudoso Việt Nam tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của gần 1.000 DN và đặc biệt có các CEO lớn như Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Next Tech Group, Đỗ Hữu Hưng - CEO Accesstrade Việt Nam, Tuấn Hà - Chủ tịch Vinalink Academy, họ đều là những chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, Sales & Marketing. Các CEO này cùng quan điểm, DN khởi nghiệp nên có kế hoạch xây dựng lộ trình triển khai chuyển đổi số để dễ dàng ứng phó với sự thay đổi, cũng như khai thác thị trường khách hàng online tốt hơn.
Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, 2018 - 2020, tốc độ tăng trưởng của chuyển phát cho thương mại điện tử là 60%, những DN có tốc độ phát triển thấp nhất là 30% và những đơn vị cao hơn có thể đạt 70%. Số liệu này cho thấy, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các DN khởi nghiệp khi chưa tiếp cận thị trường online. Vì vậy, họ cần tập trung đầu tư nhiều hơn cho thương hiệu của mình trên mạng. Ngoài xây dựng website riêng có đầy đủ thanh công cụ ấn tượng, thu hút, DN cần nghiên cứu thêm các phương pháp bán hàng và xây dựng thương hiệu DN hiệu quả qua các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, TikTok… DN cần ứng dụng các phần mềm quản lý để tăng trải nghiệm khách hàng và đẩy mạnh hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn như CRM. Thậm chí sẵn sàng chi tiền đầu tư hình ảnh bằng việc sản xuất video PR, chạy quảng cáo trên các kênh này để giới thiệu DN và sản phẩm của mình đến với khách hàng. Ngoài ra, một xu hướng mới nữa mà các DN cũng nên hướng tới là tạo một App (ứng dụng thông minh) trên thiết bị điện thoại di động cho riêng mình hoặc liên kết với nhiều DN khác trong cùng nhóm để tạo App. Tôi tin rằng, nếu hướng đi này được thực hiện quyết liệt thì DN nhanh chóng vực dậy.
PV: Xin cảm ơn ông!
 PHAN VINH

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

BÀI TƯ VẤN CỦA THẦY LÝ TRƯỜNG CHIẾN-COVID19

Thời gian qua nhận rất nhiều câu hỏi cầu cứu của anh em về chiến lược và chiến thuật hay giải pháp xứ lý nóng cho anh em trong tình hình mọi thứ diễn ra bất tường và biến động, mà tôi thường nói là biến động Nhanh Nhiều Nhộn và Nhiễu. Do không rõ nguồn lực và hiện trạng của từng doanh nghiệp với ngành nghề cụ thể, thiếu các chỉ số cùng thông tin quá trình hoạt động rõ ràng thì không có lời khuyên phù hợp với trường hợp riêng biệt được.
Mắc cạn vào nơi xa lạ không hoa tiêu, bản đồ, la bàn, sa vào đầm lầy, giữa lúc đêm đen, thì đừng mong mình bơi nhanh như ngoài sông hay đi tàu trên biển giống trước đây đã từng ở sông ở biển. Hãy giữ mình đừng bị chìm, nghe ngóng, quan sát,... để định hướng cho từng chuyển động cần thiết và chuyển động kế tiếp phù hợp...
Tôi luôn có niềm tin sâu sắc rằng chính đội ngũ doanh nhân trẻ là động lực cho sự phát triển của kinh tế nước nhà!
Nghe quá nhiều anh em inbox hỏi thăm, nên tạm thời lời khuyên tổng quát của tôi lúc này có 8 điều sau, tùy mức độ liên quan, anh em doanh nhân doanh chủ SME hay StartUp có nguồn lực tài chính yếu, năng lực quản trị kém có thể xem xét, soi chiếu thực tế, quan tâm quan sát sâu sắc từng cá nhân, đội ngũ, doanh nghiệp và thị trường của mình để phát hiện vấn đề, từ đó tư duy suy nghĩ tích cực, thảo luận tranh luận chí tình, để tìm hiểu tìm ra giải pháp thông minh, Chuyển hóa tích cực, Thích ứng thay đổi Chủ động sáng tạo tương tác liên thông dẫn dắt thành công Phát triển vững bền nhé!
1. Sẵn sàng cho Chiến thuật Gấu Ngủ Đông ít nhất 3 tháng.
2. Tư duy Chuyển đổi mô hình kinh doanh, thức đẩy 020 (Offline 2 Online) tăng ứng dụng CNTT, giao tiếp gián tiếp, tích lũy và hệ thống hóa dữ liệu, kiểm tra, kiểm soát, phản hồi nhanh real time,...
3. Duy trì dòng tiền bằng cách phát hiện cơ hội tham gia KD sản phẩm thiết yếu và phòng dịch mức độ phù hợp nhất trong ngắn hạn.
4. Cắt ngay các hoạt động và đầu tư không hiệu quả.
5. Quan tâm quan sát diễn biến thị trường và xã hội theo CPESTI tìm ra Vấn đề mình có thể giải quyết theo năng lực riêng có
6. Rà soát đội ngũ, nguồn lực hiện trạng theo Lục Lực.
7. Tổng hợp và phân tích thông tin, tái xác lập Mục tiêu (3 Con) xem xét tính toán thiết kế và xây dựng lại chiến lược đến kế hoạch hành động cho giai đoạn mới, cần gia tăng tính Đổi mới Sáng tạo, gia tăng giá trị và hiệu quả.
8. Liên tục Nâng cao năng lực, sức khỏe, trí tuệ, quan hệ, kiến thức, kỹ năng quản trị và mở rộng tầm nhìn, tầm ảnh hưởng của Cá nhân. Chọn lọc, chọn lựa, hình thành Đội ngũ. Rèn quân chính cán!
Trước Bình Minh luôn là Đêm Tối!
Sau 1 ngày dù xấu hay đẹp sẽ đến 1 hoàng hôn để vào đêm tối tiếp theo!
Thay đổi là Bản chất của cuộc sống và Cân bằng là quy luật của thiên nhiên!
Chúc anh em mình tận dụng thời gian tỉnh thức sáng suốt, biết ẩn mình rèn luyện nâng cao năng lực, nâng tầm nội lực để sớm vượt Nguy chiếm Cơ, chuyển Hung hóa Cát!
Thân ái
Chien Truong Ly

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Bạn đã thất bại ngay từ trong suy nghĩ của chính bạn !

Bạn quen có một ai đó dám sát bên cạnh để luôn đôn đốc và nhắc nhở bạn làm việc, nên bạn quên mất phải nhắc chính mình hãy cố gắng hơn mỗi ngày.
Bạn quen có một tổ chức luôn kiểm tra giám sát mỗi khi bạn làm sai, nên bạn quên mất một việc là phải học cách tự giác và rèn luyện thói quen tốt mỗi ngày để không phải phụ thuộc vào tổ chức
Trong suốt những năm làm ASM cho tập đoàn, tự đơn chiến "đơn thương độc mã đi chiếm thị trường" cho tới khi tôi xây dựng được một tổ chức ổn định cho riêng mình. Không một ai dám sát, cũng không có tổ chức nào phải nhắc nhở tôi phải làm gì mỗi ngày.
Mọi kế hoạch từ chiến lược đến thực thi do chính tôi đưa ra và cũng do chính tôi thực hiện
Tôi biết ! tôi không thông minh hay tài giỏi hơn người khác, vì vậy tôi luôn chọn kỷ luật và sự cố gắng mỗi ngày. Tôi luôn bước chân ra khỏi giường lúc 5h, chạy thể dục khi cả thế giới còn đang ngủ. Tôi đã có mặt ở chân công trường để bán hàng lúc 7h, cái thời điểm mà ngay cả công nhân cũng chỉ mới đang ăn sáng hoặc cafe.
Tôi có thể cafe và chia sẽ với tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, cấp bậc hay địa vị xã hôi và tôi lại nhận được những thông tin hữu ích, những nguồn năng lượng tích cực
Để có tôi của ngày hôm nay, thì tôi đã thay đổi tôi của ngày hôm qua bằng sự nổ lực, cố gắng và một niềm tin mạnh mẽ
Có một vĩ nhân đã từng nói "Bạn chính là những gì bạn nghĩ"
Vậy đó, đừng để suy nghĩ giết chết bạn, hãy cố gắng, mỗi ngày một chút thôi
Stephen Corvey từng nói:
 "Gieo suy nghĩ gặt hành động
Gieo hành động gặt thói quen
Gieo thói quen gặt tính cách
Gieo tính cách gặt số phận"
Số phận bạn của ngày mai như thế nào do chính suy nghĩ của bạn ngày hôm nay về bạn
Mạnh mẽ lên bạn tôi ơi !
Fighting !

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

Anh em khởi nghiệp ơi hãy nhớ!
1/ Khách hàng tiềm năng khác Khách hàng
2/ Telemarketing khác telesales
3/ Khách hàng tiềm năng cần Telemarketing, nhưng khách hàng thì cần Telesales => Chỉ cần xây dựng kịch bản sai cho 2 tình huống này là bạn đã thất bại ngay từ vòng gửi xe
4/ Phàm là con người, ai cũng muốn được khen và được nhận năng lượng tích cực, không ai thích quấy rầy, làm phiền. Ai cũng thích có một cơ hội để thành công, không ai muốn một mối quan hệ qua đường => Hãy tỉnh táo và chọn cho mình một phương pháp tiếp cận phù hợp
Làm chủ nguồn năng lượng, làm chủ ngôn từ sẽ giúp bạn thành công !
Mr.Sales Bựa
CEO BQ Solutions !

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

THÁP GIÁ TRỊ B2B – CÔNG THỨC CẠNH TRANH


“Nhà cung cấp phải đạt được 3 tiêu chí sau đây: đáp ứng thông số kỹ thuật; giá cạnh tranh; tuân thủ đúng các quy định, luật lệ và quy chuẩn…”
Câu cửa miệng vô cùng quen thuộc này là điều kiện tiên quyết của hầu hết các giao dịch B2B. Điều hiển nhiên là tất cả các nhà cung cấp phải đáp ứng được các tiêu chí này. Vậy cuối cùng bạn sẽ cạnh tranh như thế nào để chiến thắng?
“Mối quan hệ tốt” chắc hẳn là câu trả lời của nhiều người. Nhưng bạn có thể định nghĩa rõ ràng mối quan hệ tốt là gì? Dựa trên những tiêu chí nào? Bạn có biết khách hàng cần những gì ngòai mối quan hệ không?
Kinh doanh B2B thật ra là P2P (People to People) là mối quan hệ giữa người và người được lồng trong bối cảnh của tổ chức. Giao dịch B2B là tổ hợp đan xen giữa lý trí và cảm xúc, giữa chủ quan và khách quan, giữa cá nhân và tổ chức.
Dường như khách hàng B2B là những người vô cùng lý trí. Họ dùng các tiêu chí logic, hợp lý, đánh giá kỹ lưỡng nhà cung cấp, phân tích TOC (Total Ownership Cost – Tổng Chi phí Sở hữu) từ chi phí đầu tư đến vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, rủi ro… nhằm bảo đảm giá và chất lượng phải song hành.
Thế nhưng họ vẫn là những con người. Thật ra có rất nhiều cảm xúc liên quan đến việc ra quyết định mua. Gía trị hợp đồng càng lớn thì lo âu càng nhiều vì mức độ ảnh hưởng lớn đến cả tổ chức và thậm chí cả sự nghiệp bản thân bị đem ra đánh cược.
Bain & Company Inc – một trong những công ty tư vấn hàng đầu thế giới – đã nghiên cứu rất nhiều về giao dịch B2B và xác định tháp giá trị cho khách hàng B2B bao gồm 40 thành phần dựa vào nền tảng của tháp nhu cầu Maslow.
Tháp giá trị B2B của Bain cho biết khách hàng B2B cần gì và chia thành 5 cấp độ từ thấp đến cao. Đó là các giá trị: cơ bản, chức năng, thuận tiện, cá nhân và cảm hứng.
Cấp độ đầu tiên bao gồm các giá trị CƠ BẢN như THÔNG SỐ KỸ THUẬT, GIÁ, TIÊU CHUẨN và ĐẠO ĐỨC KINH DOANH mà tất cả các nhà cung cấp buộc phải đáp ứng.
Ở cấp độ cao hơn là các giá trị chức năng liên quan đến tính kinh tế và hiệu suất như GIẢM CHI PHÍ, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM….
Thông thường cả người bán và người mua đều tập trung vào 2 cấp độ này. Đó là mối ưu tiên hàng đầu và vì thế tại đây diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt.
Để thoát khỏi sự cạnh tranh, người bán phải dịch chuyển lên cấp độ giá trị cao hơn. Ở 2 cấp độ đầu lý trí và tính khách quan chiếm ưu thế. Càng lên cao, cảm xúc và tính chủ quan càng mạnh mẽ hơn và liên quan nhiều hơn đến cá nhân. Các giá trị ở cấp độ thấp dễ đo lường và dễ thực hiện. Các giá trị ở cấp độ cao hơn khó định lượng, khó thực hiện.
Cấp độ 3 vừa có các giá trị khách quan như nâng cao năng suất (TIẾT KIỆM THỜI GIAN..) hoặc nâng cao hiệu quả vận hành (ĐƠN GIẢN HÓA …) nhưng cũng có những giá trị mang tính chủ quan, khó định lượng như PHÙ HỢP VĂN HÓA.
Cấp độ 4 liên quan đến cá nhân trong tổ chức của khách hàng và đây là nơi mà cảm xúc và tính chủ quan hiển thị rất nhiều. Những sai lầm trong quá trình mua hàng có thể làm tiêu tan sự nghiệp và uy tín cá nhân của những người liên quan. Đó là lý do tại sao BẢO ĐẢM UY TÍN lại vô cùng quan trọng.
Cấp độ 5 liên quan đến những giá trị truyền cảm hứng, tạo động lực giúp cho doanh nghiệp tiến lên. Đó có thể là yếu tố giá trị liên quan đến TẦM NHÌN giúp cho khách hàng dự đoán tương lai, định hướng chiến lược mang đến KỲ VỌNG hoặc thực thi TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI.
Howard Schultz – CEO Starbucks đã từng nói rằng “Nếu khách hàng tin rằng họ cùng chia sẻ giá trị với một công ty thì họ sẽ trung thành”
Với khách hàng B2B cũng vậy. Càng nhiều giá trị, giá trị càng lớn thì khách hàng càng trung thành. Đó là vũ khí cạnh tranh vô cùng lợi hại.
Giúp khách hàng thấu hiểu giá trị là trách nhiệm của bạn.
Nếu bạn muốn tải toàn bộ bài viết chi tiết của 40 giá trị trong Tháp Gía Trị thì hãy inbox tôi.
Chúc bạn thành công
Mr Coach
Lâm Bình Bảo
CEO B Coaching

Chuyên gia Nguyễn Bão Quốc vinh dự nhận giải thưởng nhà giáo dục tạo tác động quan trọng nhất (SBC)

  Xuất sắc vượt qua hàng trăm đề cử trên thế giới, ông Nguyễn Bão Quốc đã trở thành 01 trong 05 người (của thế giới) được vinh danh tại buổ...