NGHỆ THUẬT KHEN THƯỞNG VÀ SỞ THÍCH CỦA NHÂN VIÊN
#Nguyenbaoquoc #nsv_nghethuatkhenthuong
Thời gian gần đây tôi có dịp nói chuyện với nhiều giám đốc, GM, Quản lý của nhiều doanh nghiệp và có một thực trạng chung là nhiều anh chị than phiền càng ngày càng có nhiều nhân sự chủ chốt, nhân viên xuất sắc rời bỏ doanh nghiệp (có người thì tìm nơi khác, có người về làm riêng....). Ngày hôm trước, nói chuyện với đám bạn đã ra trường cách đây 5 năm, khá nhiều bạn đang giữ những vị trí quan trọng của công ty (Trưởng phòng kỹ thuật, phó quản đốc sản xuất, trưởng nhóm bảo trì thiết bị....) lương từ 10-13 triệu/tháng mà cũng nghỉ việc, chạy về đầu quân cho doanh nghiệp khác và chấp nhận ở mức lương 7-8 triệu/tháng.
Tôi: Điều gì khiến tụi mầy quyết định như vậy, tao thấy chỗ cũ làm sếp, lương cao, khối người mơ được vào sao tụi bây ko làm, lại bỏ đi mơ mộng đâu đây
Bạn: Ở trong chăn mới biết chăn có rận. Người ngoài mơ ước mà người trong khóc ròng mày ơi.
Tôi: là sao, chưa có hiểu ?
Bạn: Đồng ý là lương có cao thiệt, nhưng ngoài cái đó ra thì chẳng có gì khác, tao cảm giác như mình càng làm thì lại càng ko tìm thấy mình trong môi trường đó, cố công làm, dốc hết sức làm nhưng có ai ghi nhận đâu, không lời khen chê, không có một cái gì động viên (chỉ chờ tới tháng lĩnh tiền), mà tau đâu cần phải làm như vậy.
Tôi: Vậy sao giờ đầu quân cho đơn vị ít lương thế/so với kinh nghiệm của mày
Bạn: ở đây người ta coi trọng tao, người ta hay hỏi ý kiến tao khi triển khai dự án này nọ, team hoàn thiện dự án thì có buổi tổ chức liên hoan ghi nhận, môi trường vui vẻ, thoáng, thoải mái lắm.....Lương ít tí cũng được, không sao, vừa làm vừa hưởng thụ cuộc sống chứ có phải trâu đâu mà cày mày (cười).
Từ thông tin tôi nhận được từ chủ doanh nghiệp, từ những chia sẽ chân tình của các thằng bạn, tôi mường tượng ra một điều, càng ngày con người ta có ý thức và nhu cầu hưởng thụ cuộc sống và muốn được ai đó công nhận bản thân hơn trước (cả trong công việc và cuộc sống). Chắc đâu đó, những ông chủ, bà chủ kia còn chưa một lần khen tặng nhân viên một lời khi họ hoàn thành tốt công việc của họ.
1. Bạn đã bao giờ khen tặng nhân viên của mình chưa ? bằng lời nói hay hành động?
2. Bạn nhận thấy cách nhân viên bạn thể hiện tình cảm ntn khi nhận lời khen
3. Lời khen của bạn có đúng lúc và kịp thời
4. Bạn khen nhân viên bằng tinh thần hay hiện vật.
Hãy chia sẽ cho tôi và cộng đồng về bài học của bạn về nghệ thuật khen thưởng nhân viên mà bạn từng áp dụng và để lại cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất.
Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019
Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019
Marketing, PR và Quảng cáo – Những điểm khác biệt
Tiếp thị ( Marketing), Quan hệ công chúng (PR) cùng quảng cáo (Advertising) là ba ngành học có khá nhiều điểm tương đồng và thường dễ bị nhầm lẫn.
Dù đều có chung một mục đích giúp doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân quảng bá sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu nhằm thu lại một giá trị nào đó; nhưng Marketing, PR và quảng cáo có những điểm khác biệt quan trọng. Và trước khi đi vào các điểm khác biệt này, hãy bắt đầu bằng những định nghĩa cơ bản của ba ngành học này.
![](https://andrews.edu.vn/wp-content/uploads/marketing_2_mbaandrews.jpg)
Marketing là gì?
Định nghĩa: Theo Philip Kotler – cha đẻ của Marketing hiện đại thì Marketing là một thuật ngữ rộng để đại diện cho tất cả những nỗ lực và hoạt động khác nhau mà các doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân thực hiện nhằm tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng với mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp/tổ chức/các nhân từ những giá trị đã được tạo ra.”
Marketing không chỉ được hiểu như một hoạt động đơn lẻ mà nó là cả một quá trình phức tạp với nhiều hoạt động khác nhau như: nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch, chiến lược, phân bổ ngân sách, đo đạc, thống kê, tối ưu.… trong đó bao gồm cả Quảng cáo cùng PR.
Quảng cáo là gì?
Định nghĩa: Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí. Nó được tạo ra để thu hút sự chú ý của các đối tượng khách hàng.
Nếu Marketing là cả một quá trình phức tạp thì quảng cáo giống như một hoạt động đơn lẻ trong quá trình Marketing có nhiệm vụ tác động vào thói quen của khách hàng và biến họ trở thành người mua hàng. Hoạt động đơn lẻ đó có thể là treo một tấm biển quảng cáo thông thường; mua quảng cáo từ các kênh mạng xã hội nhưFacebook; hay thậm chí là quảng cáo trên cáo kênh radio địa phương; báo chí…
PR là gì?
Định nghĩa: PR ( Quan hệ công chúng ) là cách thức mà tổ chức/ doanh nghiệp/cá nhân quản lý hình ảnh của mình trong mắt công chúng thông qua một tiếng nói thứ 3.
Tiếng nói thứ 3 này có thể đến từ các phương tiện truyền thông Quảng cáo như: báo chí, mạng xã hội, người ảnh hưởng… Tuy nhiên, thay vì tập trung vào mục tiêu bán sản phẩm như Quảng cáo thì PR lại là hoạt động giúp cho một doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân và cộng đồng gia tăng mối quan hệ tốt đẹp thông qua việc thúc đẩy danh tiếng của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân bằng những thông tin tích cực, thiện chí.
Hoặc, PR cũng có thể liên quan đến việc kiểm soát thiệt hại đối với một vụ bê bối hay một số tin tức gây ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp/ tổ chức/cá nhân. Nhìn chung, Quan hệ công chúng là một hoạt động quan trọng giúp giữ gìn và nâng cao uy tín doanh nghiệp/tổ chức/ cá nhân.
Những điểm khác biệt:
![](https://andrews.edu.vn/wp-content/uploads/marketing_mbaandrews_3.jpg)
Qua các định nghĩa cơ bản ở trên, sự khác nhau giữa ba chuyên ngành này đã bắt đầu rõ ràng hơn. Tuy nhiên, hãy cùng đi vào những điểm khác biệt chính để hiểu sâu hơn về sự khác nhau này.
1. Cấu trúc
Như đã đề cập qua trong phần định nghĩa, cấu trúc là một trong những điểm khác biệt chính giữa ba ngành học. Nếu marketing là một chiếc bánh lớn được chia ra làm nhiều phần, và mỗi phần bánh đại diện cho một lĩnh vực: nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch media, chiến lược bán hàng, giá sản phẩm, hậu mãi khách hàng, quan hệ cộng đồng… thì quảng cáo và PR chính là một phần trong miếng bánh lớn ấy.
Nếu bạn muốn phân biệt Marketing với những thuật ngữ có vẻ như tương tự. Hãy nhớ, Marketing là đại diện cho toàn bộ quá trình và chiến lược; những thứ còn lại chỉ là một nhiệm vụ hoặc một hoạt động đơn lẻ.
2. Mục tiêu
Mục tiêu của quảng cáo: Để thông báo, thuyết phục hoặc nhắc nhở khách hàng về thương hiệu hoặc sản phẩm của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân.
Mục tiêu của PR: Tạo dựng, duy trì và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân, nâng cao uy tín và thể hiện một hình ảnh tích cực.
Mục tiêu của Marketing: Việc xây dựng hình ảnh đẹp của PR hay tăng tính nhận diện thương hiệu của Quảng cáo cũng chỉ để phục vụ cho mục tiêu tối thượng của Marketing: Giúp doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân thu về các giá trị lợi ích.
3.Đối tượng tiếp nhận
Đối tượng tiếp nhận các hoạt động của ngành Quảng cáo thường sẽ là những khách hàng tiềm năng sẽ chi trả cho sản phẩm/dịch vụ. Trong khi đó, đối tượng tiếp nhận của hoạt động PR sẽ chú trọng hơn vào các cơ quan báo chí; chính phủ; những cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan… mà họ không nhất thiết phải là người sẽ bỏ tiền mua sản phẩm/dịch vụ.
Marketing bao hàm cả Quảng cáo lẫn PR nên đối tượng tiếp nhận sẽ là tất cả mọi người, tùy thuộc vào từng hoạt động, nhiệm vụ cụ thể.
4. Các hoạt động
Mỗi ngành đều có những hoạt động chuyên biệt riêng.
Hoạt động Marketing:
Nghiên cứu thị trường
Quảng cáo
Công khai hoặc Quan hệ công chúng
Bán hàng
Buôn bán
Phân phối
Quảng cáo
Công khai hoặc Quan hệ công chúng
Bán hàng
Buôn bán
Phân phối
Hoạt động Quảng cáo:
Quảng cáo truyền hình
Quảng cáo trên Radio
Chiến dịch gửi email
Quảng cáo qua các biển, bảng hiệu
Quảng cáo trên website
Quảng cáo trên các trang mạng xã hội
Quảng cáo trên các kênh tìm kiếm
Quảng cáo trên Radio
Chiến dịch gửi email
Quảng cáo qua các biển, bảng hiệu
Quảng cáo trên website
Quảng cáo trên các trang mạng xã hội
Quảng cáo trên các kênh tìm kiếm
Hoạt động PR:
Thông cáo báo chí
Sự kiện kinh doanh hoặc cộng đồng
Nói chuyện
Quan hệ truyền thông
Tài trợ và hợp tác.
Sự kiện kinh doanh hoặc cộng đồng
Nói chuyện
Quan hệ truyền thông
Tài trợ và hợp tác.
5. Phong cách
Quảng cáo thường đặt nặng việc tự giới thiệu về bản thân qua việc đầu tư xây dựng các nội dung, hình ảnh chất lượng để quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ. Còn PR lại chú trọng vào việc người khác nói gì về mình.
Một công ty tự nói về mình chắc chắn sẽ phải tốn phí nhưng nếu có định hướng PR tốt thì công ty sẽ được nhiều người cho các nhận định tốt hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn phải trả tiền thuê những kênh truyền thông hay những người có ảnh hưởng nói tốt về sản phẩm thì đó là Quảng cáo chứ không phải PR. Còn khi bạn thấy những người hoàn toàn xa lạ khen doanh nghiệp/tổ chức/thương hiệu của mình trên các kênh truyền thông thì đó là kết quả của PR.
Và một chiến dịch Marketing đòi hỏi vừa cần đầu tư chi phí vào quảng cáo; cũng vừa cần được nhiều khách hàng, cơ quan báo chí… khen ngợi thì mới có thể thành công.
(Trich nguồn: https://andrews.edu.vn)
Tổng hợp và đánh giá chung 5 mô hình bán hàng online phổ biến tại Việt Nam
BÀI VIẾT TRÍCH TỪ NGUỒN https://netsale.asia
1/ Mô hình bán hàng online truyền thống
Đây là mô hình bán hàng online được hình thành và phát triển từ khi thương mại điện tử và bán lẻ trực tuyến bắt đầu phổ biến. Mô hình này chỉ đơn giản sử dụng kênh bán hàng online như một đầu ra khác của việc kinh doanh truyền thống. Doanh nghiệp hoặc cá nhân bán hàng vẫn phải sở hữu nguồn hàng, lưu kho và quản lý vận hành để tránh rắc rối phát sinh như hết hàng, mất hàng, hư hỏng,…
Tại Việt Nam, mô hình bán hàng online này thường được áp dụng bởi các doanh nghiệp bán lẻ và bán buôn quy mô vừa và lớn. Mô hình này thường khiến bạn tốn kém nhiều chi phí kho bãi, nhân sự,… để quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho hàng hóa cũng như quá trình nhập hàng, xuất hàng khỏi kho thật thông suốt. Hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ đều sở hữu những kho hàng riêng.
Sau đó, họ phân phối cho bán lẻ offline tại điểm bán, bán buôn cho các cửa hàng tạp hóa, đại lý bán lẻ; bán lẻ trực tuyến trên các kênh thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada và bán online qua nhiều kênh khác.
Nhưng trong bối cảnh hiện tại, người bán quy mô vừa và nhỏ đã có thể áp dụng mô hình bán hàng online này nhờ vào sự chớm nở của các giải pháp logistics và chuỗi cung ứng. Những công ty này cung cấp giải pháp kho bãi, quản lý kho, vận chuyển, thu hộ,… giúp người bán sẵn sàng sở hữu sản phẩm, bán hàng đa kênh mọi lúc mọi nơi cũng như mở rộng kinh doanh dễ dàng.
Ngoài ra, việc dễ dàng triển khai việc quảng cáo trực tuyến giúp cá nhân có thể tham gia dễ dàng vào mô hình này. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất cho người bán online khi triển khai mô hình này là phải đầu tư vốn khá lớn vào nguồn hàng mà không tính trước được khả năng bán hàng, dễ xảy ra tồn kho và bán lỗ.
Ngoài ra, nhiều cá nhân và doanh nghiệp cũng đã tiến đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân riêng và yêu cầu nhà cung cấp hỗ trợ đưa hình ảnh thương hiệu vào sản phẩm (Private label).
Khi internet đã rất phổ biến và thương mại điện tử phát triển như hiện nay, mô hình private label càng được ưa chuộng, nhất là trên kênh thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu Amazon. Người bán tại Việt Nam có thể bán sản phẩm private label trên website thương mại điện tử riêng, sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước cũng như nhiều mô hình bán hàng online khác.
2/ Bán hàng trên sàn thương mại điện tử (TMĐT)
![Mô hình bán hàng online trên kênh thương mại điện tử](https://cdn.boxme.vn/wp-content/uploads/sites/22/2019/02/netsale-mo-hinh-ban-hang-TMDT.jpg)
Thương mại điện tử và kinh doanh online đang đầy sức hút với số lượng người dùng tham gia mua sắm ngày càng tăng. Gần 50 triệu người dùng mua hàng trên kênh TMĐT (theo Statista) là một điểm sáng cho thị trường bán hàng online tại Việt Nam.
Người bán dễ dàng đăng ký một cửa hàng trực tuyến để kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử lớn. Mô hình bán hàng online này tận dụng nguồn khách hàng tiềm năng sẵn có và sự hỗ trợ lớn về quy trình vận hành, thiết kế cửa hàng, giá cả, vận chuyển, hỗ trợ khách hàng, re-marketing,… của các sàn thương mại điện tử.
Ở thời điểm hiện tại các sàn TMĐT tại Việt Nam đang miễn phí duy trì gian hàng, miễn phí hoa hồng cùng nhiều ưu đãi cho người bán.
3/ Mô hình cộng tác viên bán lẻ
Để giảm rủi ro từ việc nhập hàng số lượng lớn về bán như ở mô hình thứ nhất, nhiều người bán online đã lựa chọn cách bán lại những sản phẩm từ những người nhập sỉ về và nhận tiền hoa hồng. Mô hình này thường được biết đến ở Việt Nam dưới cái tên “Mô hình cộng tác viên”. Trong mô hình này, người đứng vai trò “cộng tác viên” sẽ xử lý khâu bán hàng online giúp cho người ở khâu nhập hàng để đưa hàng ra thị trường nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Thông thường, ở mô hình này, người “cộng tác viên” thường phải có sẵn tập khách hàng tiềm năng, sau đó mới tìm nhà bán buôn phù hợp để lấy hàng và bán đến tập khách hàng của mình. Mô hình này tương đối giống với mô hình dropship, tuy nhiên do việc người bán sỉ không đứng ở vai trò nhà cung cấp nên sẽ không xử lý được các vấn đề về hàng hoàn, đổi trả hay đa dạng hóa nguồn hàng một cách dễ dàng mà vẫn phải thông qua nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, người làm cộng tác viên luôn luôn phải cân đo đong đếm chi phí khi bán hàng từ người bán sỉ. Nếu chi phí quảng cáo/ marketing và vận chuyển (nếu sử dụng) vượt quá số % hoa hồng của bên bán sỉ đưa cho tức là bên cộng tác viên thực chất đang lỗ cho đơn hàng đó. Đây chính là lý do vì sao mô hình này người cộng tác viên cần tối ưu rất nhiều về khả năng chạy marketing hay đàm phán giá tốt với người nhập hàng về Việt Nam.
4/ Mô hình Affiliate
Tương tự với mô hình cộng tác viên bán lẻ, mô hình bán hàng online Affiliate là hình thức quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của Nhà cung cấp là các công ty có sản phẩm, dịch vụ muốn thông qua các trang mạng của các đối tác quảng bá hàng hóa, dịch vụ đến người dùng cuối cùng.
Các Đối tác kiếm tiền online nhận được khoản hoa hồng khi người dùng ghé thăm trang mạng của Đối tác quản lý và thực hiện những hành động mà nhà cung cấp mong muốn từ người dùng cuối cùng như: Mua hàng, đăng ký sử dụng dịch vụ, điền thông tin,..
![mo-hinh-ban-hang-online-afiliate-](https://cdn.boxme.vn/wp-content/uploads/sites/22/2019/10/mo%CC%82-hi%CC%80nh-affiliate-marketing.jpg)
Khác với mô hình cộng tác viên, ở mô hình Affiliate, người kinh doanh online chỉ đưa thông tin bán hàng lên các kênh online khác nhau để kéo lượng truy cập về các trang sản phẩm và tối ưu luồng truy cập này để làm sao có càng nhiều người thực hiện các tác vụ trên website bán hàng càng tốt. Các tác vụ này sẽ được ghi nhận trên hệ thống Affiliate và người bán sẽ được nhận tiền hoa hồng tương ứng sau khi các tác vụ này được hoàn tất.
Lợi thế của mô hình này là không mất rủi ro về hàng hóa hay thâm chí phải thực sự bán sản phẩm, nhưng khó khăn lại nằm ở khả năng xây dựng được chuỗi traffic để tối ưu được đúng nhóm đối tượng mua hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
5/ Mô hình bán hàng online xuyên biên giới
Trong những năm vừa qua, mô hình bán hàng online xuyên biên giới đang trở nên phổ biến với giới kinh doanh online, đặc biệt là các đối tượng trong nhóm MMO (Make Money Online). Mô hình này mang đến rất nhiều lợi nhuận do sức mua và khả năng chi trả của thị trường nước ngoài lớn hơn tại Việt Nam rất nhiều.
Ngoài ra, mô hình bán hàng online ở ngước ngoài cũng rất đa dạng với nhiều hình thức bán hàng khác nhau mà trong nước chưa từng có hoặc chưa phổ biến như Dropshipping, Print-on-demand, Fulfillment by Amazon (FBA),…
Tuy nhiên, đăng ký mở gian hàng tại các sàn TMĐT quốc tế như Amazon, eBay, Magento thường gây nhiều khó khăn cho người mới bắt đầu. Hầu hết các sàn thường TMĐT toàn cầu đều thu phí đăng ký và duy trì gian hàng hoặc phí hoa hồng trên doanh thu sản phẩm cùng nhiều khoản phí phát sinh khác.
Ngoài ra, việc thanh toán cũng là một trở ngại lớn với người bán hàng quốc tế. Làm sao để nhận tiền về Việt Nam khi bán hàng ở một nước khác luôn là mối bận tâm với người bán xuyên biên giới. Đặc biệt, nhóm này rất khó có thể chứng minh tài chính, thu nhập của mình chính xác để khai báo với cơ quan thuế nên thường bị gặp vấn đề nếu xảy ra việc truy thu thuế.
6/ Các mô hình mới đang dần được biết đến tại Việt Nam
Năm 2019 khả năng sẽ là một năm đầy biến động với TMĐT Việt Nam với sự đổ bộ của các mô hình nước ngoài để hỗ trợ người bán tiến dần đến các mô hình đã và đang được vận hành tốt trên thế giới như Print-on-demand, Fulfillment hay Dropshipping.
Trong khi mô hình Print-on-demand hay kể cả Fulfillment đã xuất hiện ở Việt Nam trong những năm qua, mô hình Dropshipping thực tế vẫn chưa thực sự xuất hiện. Thường ở Việt Nam, dropshipping hay bị hiểu nhầm sang mô hình Cộng tác viên hoặc mô hình bán hàng online xuyên biên giới. Điều này xuất phát ở việc triển khai được mô hình Dropshipping hoàn chỉnh ở Việt Nam không hề dễ dàng.
![mo-hinh-ban-hang-online-dropshipping](https://cdn.boxme.vn/wp-content/uploads/sites/22/2019/10/Mo%CC%82-hi%CC%80nh-Dropshipping-1024x683.png)
Ở mô hình Dropshiping, bạn không cần phải nhập sản phẩm mà khi có đơn hàng nhà cung cấp sẽ giao hàng cho người mua với thông tin của bạn. Nhà cung cấp ở đây đứng vai trò đảm bảo hàng hóa và cả khâu vận chuyển đến tận tay khách hàng, và các vấn đề ở giữa về hàng hoàn, đóng gói, dán nhãn tiêu chuẩn, …
Tất cả bạn cần chỉ là quảng cáo và bán sản phẩm và chốt đơn. Khi người mua đặt hàng, đơn hàng sẽ được xử lý và vận chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp đến tay người mua. Để thực hiện được việc này, chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp (chủ yếu ở Trung Quốc) về đến Việt Nam phải thực sự hoàn chỉnh.
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019
Bài 4: {Độ Founder- không độ Co-Founder}
Sự thành bại trong lập team khởi nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự thấu cảm của từng thành viên. Bạn có thể giỏi trong lĩnh vực của bạn, nhưng với một lĩnh vực hoàn toàn khác thì phải cần bình tâm xem xét lại mọi góc độ từ Kiến thức - Kinh nghiệm - Khả năng quản lý & vận hành tổ chức.
Khi tôi đi dạy cho các công ty khởi nghiệp, câu hỏi tôi đặt ra chưa bao giờ các CEO trả lời đúng "Bạn là CEO, vậy bạn đang bán cái gì ?". Gần như 90% các CEO khởi nghiệp đều tập trung vào một idea, sản phẩm chưa thành hình mà trình bày. Ngay cả cái "Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi" của doanh nghiệp là gì cũng rất ít bạn quan tâm và biết đến hoặc biết rất sơ sài. Vậy thì bạn cũng sơ sài như những gì bạn trình bày.
Một bản kế hoạch kinh doanh và một mô hình kinh doanh tuy chưa cần trau chút tại thời điểm khởi đầu nhưng nó cũng nên được khái quát để bạn còn biết con đường mà đi, hoặc trên đường đi có vấp váp, sửa sai thì còn có cái dựa vào mà sửa => còn đi như người mù thì càng sửa càng sai.
Việc lập team ban đầu trong khởi nghiệp là hoàn toàn cần thiết, nhưng để chọn được người đồng hành phù hợp mới giúp team vững mạnh "Phù hợp về tư cách - tư duy - khả năng thực thi". Thường thì người Founder là người đưa ra Ý TƯỞNG LỚN và các CO-FOUNDER góp ý giúp hoàn thiện trước khi bắt tay vào chiến. vậy nên, nếu các Co Founder không được "độ - giác ngộ" tường tận mọi ngóc ngách thì sẽ xảy ra mâu thuẩn và chia tay nhau.
Trước khi khởi nghiệp cùng nhau, hãy giúp "bán cái tôi" cho anh để có một team "Trường tồn hoặc vĩ đại"
..............................
Người lái đò - Nguyen Bao Quoc
Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2019
Bài 6: Sự chân thành trong kinh doanh
Kinh doanh là một trò chơi đầy nghệ thuật và sự sáng tạo, ở sân chơi này nếu bạn không phải là người tạo ra luật chơi thì bạn chỉ mãi là cái bóng và chạy đua theo luật chơi của Ai đó tạo ra mà thôi .
Xã hội ngày càng phát triển, nhưng giá trị của niềm tin vào sản phẩm, doanh nghiệp, tổ chức càng mong manh, tại vì sao ?
- Có những doanh nghiệp khi tôi Coaching nó chỉ có phần xác mà lại thiếu đi hồn !
- Yếu tố thành công của bất cứ mô hình kinh doanh nào thì cũng là "Con người" nhưng các doanh chủ đôi khi lại quên mất điều này, thật tiếc ...!
- Sự Chân Thành sẽ mang bạn và doanh nghiệp bạn đi xa hơn bạn tưởng.
Cuộc nói chuyện hơn 1h đồng hồ với vị giám đốc tại một Resort 5 sao lớn nhất VN đã cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm đáng quý. Tôi có cơ hội được cộng tác cùng anh trong gần 7 năm, anh điều hành hơn 150 người con mà anh vẫn có thời gian cho Nghệ thuật và cộng đồng.
Ấy vậy mà anh vẫn khen Tôi với những gì tôi đã và đang làm được "Không phải ai cũng làm được nghề sales, đặc biệt là trong cái xã hội rối tung như hiện nay", và anh còn nhận định "Chính sự Chân thành đã làm nên em ngày hôm nay". Rất cảm ơn anh vì điều đó, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ là nguồn động lực để em tiếp tục cống hiến và cho đi.
Có thể nói anh là bậc thầy về nghệ thuật Lãnh đạo con người !
#nguyenbaoquoc #coachingsales
Xã hội ngày càng phát triển, nhưng giá trị của niềm tin vào sản phẩm, doanh nghiệp, tổ chức càng mong manh, tại vì sao ?
- Có những doanh nghiệp khi tôi Coaching nó chỉ có phần xác mà lại thiếu đi hồn !
- Yếu tố thành công của bất cứ mô hình kinh doanh nào thì cũng là "Con người" nhưng các doanh chủ đôi khi lại quên mất điều này, thật tiếc ...!
- Sự Chân Thành sẽ mang bạn và doanh nghiệp bạn đi xa hơn bạn tưởng.
Cuộc nói chuyện hơn 1h đồng hồ với vị giám đốc tại một Resort 5 sao lớn nhất VN đã cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm đáng quý. Tôi có cơ hội được cộng tác cùng anh trong gần 7 năm, anh điều hành hơn 150 người con mà anh vẫn có thời gian cho Nghệ thuật và cộng đồng.
Ấy vậy mà anh vẫn khen Tôi với những gì tôi đã và đang làm được "Không phải ai cũng làm được nghề sales, đặc biệt là trong cái xã hội rối tung như hiện nay", và anh còn nhận định "Chính sự Chân thành đã làm nên em ngày hôm nay". Rất cảm ơn anh vì điều đó, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ là nguồn động lực để em tiếp tục cống hiến và cho đi.
Có thể nói anh là bậc thầy về nghệ thuật Lãnh đạo con người !
#nguyenbaoquoc #coachingsales
Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019
Bài 3: Seri Khởi nghiệp thực chiến
{Độ Founder- không độ Co-Founder}
Sự thành bại trong lập team khởi nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào sự thấu cảm của từng thành viên. Bạn có thể giỏi trong lĩnh vực của bạn, nhưng với một lĩnh vực hoàn toàn khác thì phải cần bình tâm xem xét lại mọi góc độ từ Kiến thức - Kinh nghiệm - Khả năng quản lý & vận hành tổ chức.
Khi tôi đi dạy cho các công ty khởi nghiệp, câu hỏi tôi đặt ra chưa bao giờ các CEO trả lời đúng "Bạn là CEO, vậy bạn đang bán cái gì ?". Gần như 90% các CEO khởi nghiệp đều tập trung vào một idea, sản phẩm chưa thành hình mà trình bày. Ngay cả cái "Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi" của doanh nghiệp là gì cũng rất ít bạn quan tâm và biết đến hoặc biết rất sơ sài. Vậy thì bạn cũng sơ sài như những gì bạn trình bày.
Một bản kế hoạch kinh doanh và một mô hình kinh doanh tuy chưa cần trau chút tại thời điểm khởi đầu nhưng nó cũng nên được khái quát để bạn còn biết con đường mà đi, hoặc trên đường đi có vấp váp, sửa sai thì còn có cái dựa vào mà sửa => còn đi như người mù thì càng sửa càng sai.
Việc lập team ban đầu trong khởi nghiệp là hoàn toàn cần thiết, nhưng để chọn được người đồng hành phù hợp mới giúp team vững mạnh "Phù hợp về tư cách - tư duy - khả năng thực thi". Thường thì người Founder là người đưa ra Ý TƯỞNG LỚN và các CO-FOUNDER góp ý giúp hoàn thiện trước khi bắt tay vào chiến. vậy nên, nếu các Co Founder không được "độ - giác ngộ" tường tận mọi ngóc ngách thì sẽ xảy ra mâu thuẩn và chia tay nhau.
Trước khi khởi nghiệp cùng nhau, hãy giúp "bán cái tôi" cho anh để có một team "Trường tồn hoặc vĩ đại"
..............................
Người lái đò - Nguyen Bao Quoc
Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019
Bài 2: Bán hàng thực chiến
{Salesmanship}
Bài 1: Phẩm chất của một nhân viên bán hàng xuất sắc
Gieo suy nghĩ gặt hành động
Gieo hành động gặt thói quen
Gieo thói quen gặt tính cách
Gieo tính cách giặt số phận
Trích : Stephen Covey
Để trở thành một salesman thành công trên mọi thị trường, mọi ngành hàng thì 4 yếu tố hàng đầu sau đây là những phẩm chất không thể thiếu
1/ KNOWLEDGE - KIẾN THỨC: Bất kể bạn làm gì cũng vậy, muốn thành công bạn cần phải có Kiến thức, kiến thức về nghề, kiến thức về sản phẩm, thị trường, ngành hàng, khách hàng, đối thủ, ......
2/ ATTITUDE - THÁI ĐỘI (QUẢN ĐIỂM): Phải luôn có một thái độ tích cực với nghề, không ngừng cố gắng, phấn đấu và khao khát có được thành công trong nghề
3/ SKILL - KỸ NĂNG: Để thành công bất cứ việc gì, bạn cần phải có kỹ năng, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, công việc....
4/ HABIT- THÓI QUEN: Người thành công luôn có những thói quen tốt, tích cực: Thói quen dậy sớm, thói quen tập trung, thói quen đọc sách....Bạn cần phải có kỹ năng hình thành những thói quen tốt giúp cho bạn đạt được thành công...
Chúc bạn có những góc nhìn mới ! từ bốn thành tố trên hãy chọn ra những mảng phù hợp với sở thích, đam mê và năng lực của bản thân để lựa chọn hướng đi phù hợp nhé.
Note: Like và share bài viết để nhiều người cùng nhận giá trị hơn
#salesmanship #nguyenbaoquoc
---------------------------------------------------
Mr. Nguyen Bao Quoc
Chief Of Branch Office Pantrading - The Pan Group
ASM - Center Viet Nam
Local Vice Prisedent JCI Da Nang 2019
Email: baoquocxp@gmail.com
Bài 1: Phẩm chất của một nhân viên bán hàng xuất sắc
Gieo suy nghĩ gặt hành động
Gieo hành động gặt thói quen
Gieo thói quen gặt tính cách
Gieo tính cách giặt số phận
Trích : Stephen Covey
Để trở thành một salesman thành công trên mọi thị trường, mọi ngành hàng thì 4 yếu tố hàng đầu sau đây là những phẩm chất không thể thiếu
1/ KNOWLEDGE - KIẾN THỨC: Bất kể bạn làm gì cũng vậy, muốn thành công bạn cần phải có Kiến thức, kiến thức về nghề, kiến thức về sản phẩm, thị trường, ngành hàng, khách hàng, đối thủ, ......
2/ ATTITUDE - THÁI ĐỘI (QUẢN ĐIỂM): Phải luôn có một thái độ tích cực với nghề, không ngừng cố gắng, phấn đấu và khao khát có được thành công trong nghề
3/ SKILL - KỸ NĂNG: Để thành công bất cứ việc gì, bạn cần phải có kỹ năng, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, công việc....
4/ HABIT- THÓI QUEN: Người thành công luôn có những thói quen tốt, tích cực: Thói quen dậy sớm, thói quen tập trung, thói quen đọc sách....Bạn cần phải có kỹ năng hình thành những thói quen tốt giúp cho bạn đạt được thành công...
Chúc bạn có những góc nhìn mới ! từ bốn thành tố trên hãy chọn ra những mảng phù hợp với sở thích, đam mê và năng lực của bản thân để lựa chọn hướng đi phù hợp nhé.
Note: Like và share bài viết để nhiều người cùng nhận giá trị hơn
#salesmanship #nguyenbaoquoc
---------------------------------------------------
Mr. Nguyen Bao Quoc
Chief Of Branch Office Pantrading - The Pan Group
ASM - Center Viet Nam
Local Vice Prisedent JCI Da Nang 2019
Email: baoquocxp@gmail.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên gia Nguyễn Bão Quốc vinh dự nhận giải thưởng nhà giáo dục tạo tác động quan trọng nhất (SBC)
Xuất sắc vượt qua hàng trăm đề cử trên thế giới, ông Nguyễn Bão Quốc đã trở thành 01 trong 05 người (của thế giới) được vinh danh tại buổ...
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjjfAiwHYeexOn05iMHVxM8G-cGmtzfgeGJF7rVTD_scwbRJrTPkJjJJn4wv3IxYFGn4O_nw9q0fy7x4qVa1NVRXAELoI9lOv5R6CUbP5mj91X3SHqAx2iy7Ry-OrRmamIY_OTq5oFnzimSCMUfB_cf-4fxB6Tt78S5xvpDJtNavaESF27q1xmgkUl3l3M/w472-h265/Xanh%20d%C6%B0%C6%A1ng%20C%C3%A1c%20th%C3%A0nh%20ph%E1%BA%A7n%20C%C3%B9ng%20k%C3%ADch%20th%C6%B0%E1%BB%9Bc%20&%20Gi%E1%BA%A3%20l%E1%BA%ADp%20C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20trong%20Gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c%20B%E1%BA%A3n%20thuy%E1%BA%BFt%20tr%C3%ACnh%20C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87.png)
-
KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU BÁN HÀNG ONLINE Người ta thường nói, bán hàng là “bán thân”, bán thân ở đây chính là bán cái “nhân hiệu”, ...
-
Khởi nghiệp, khi nào thì cần gọi vốn? ⁄NGUYỄN BÃO QUỐC (CEO BQ TRAINING & CONSULTING SOLUTIONS) 03/08/2020 13:30 | QUẢNG NAM ONLIN...
-
Inbound marketing – xu hướng bền vững trong thế giới số Chào bạn, tôi là Nguyễn Bão Quốc , tôi không phải chuyên gia marketing, cũng khôn...