Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

KINH NGHIỆM BÁN HÀNG ONLINE CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

 

KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI BẮT ĐẦU BÁN HÀNG ONLINE

Người ta thường nói, bán hàng là “bán thân”, bán thân ở đây chính là bán cái “nhân hiệu”, bán cái sự chuyên nghiệp, chính trực của mình. Chính vì vậy, trong bất cứ hình thức kinh doanh nào dù là online hay offline chúng ta cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc đã định sẵn:

1.   Ông bà nói: “Cái răng cái tóc là góc con người”, vì vậy hãy đổi ngay ảnh bìa chuyên nghiệp và avatar xinh đẹp bắt mắt, tấm ảnh nào mà khiến người xem nhìn vào là gây được thiện cảm nhé.

2.   Thay đổi cách thức giao tiếp, bỏ cách nói chuyện “cục mịch”, bỏ đi kiểu giao tiếp địa phương đi, hãy lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng khách hàng, xưng hô phải có DANH XƯNG rõ ràng, nếu không biết là ai thì hãy cứ “anh và chị”. Nhất định phải gõ tiếng việt có dấu, không viết tắt, viết chắp vá khiến thông tin truyền đạt không đúng.

3.   Không nên bán quá nhiều loại hàng khác nhau trên cùng một fb, đừng biến nó thành nồi lẩu thập cẩm khiến khách hàng bị choáng ngợp và nghi ngờ về tính chuyên nghiệp của bạn

4.   Kiên trì – kiên trì – kiên trì: Chính là công thức thành công cho bán hàng online. Không có cái gì là dễ dàng và bán hàng online cũng không ngoại lệ, sẽ có những lúc những bài đăng của bạn không đếm nổi 3 lượt like, nhưng nếu bạn có niềm tin và kiên trì thì tôi tin “thành công sẽ đến với bạn”



5.   Đăng bài vào khung giờ vàng:

-         Sáng: 7h30h-8h30

-         Trưa: 11h-1h

-         Chiều: 3h.30-6h

-         Tối: 20h-23h

6.   Làm mới nội dung bài viết:

- Món ngon nào cũng vậy, nếu chỉ ăn miết một món đó trong một thời gian thì rồi ngon mấy cũng dở, chính vì vậy hãy lên thực đơn “thay đổi món” cho khách đọc

- Muốn có kỹ năng thay đổi món thì phải chịu khó “nhấc cái mông ra ngoài phố” nghe ngóng xem thiên hạ đang bàn tán vụ gì, xu thế sắp tới là gì. Hãy chớp lấy thời cơ và chuyển nó thành ngôn ngữ để khách hàng đọc

- Sáng tạo thêm nhiều nội dung và cách thức thể hiện: Bài viết, truyện cười, bím họa,….

7.   Ghé thăm hàng xóm và mời họ về nhà chơi:

- Đây là chiêu thức khá hiệu quả, người Việt Nam ta vốn trọng tình nghĩa, ai mà LIKE bài của ta 2-3 lần thì ít nhất họ cũng sẽ đáp lễ là 1-2 lần cho phải phép. Chính vì vậy hãy chịu khó Like dạo facebook nhà hàng xóm nhé.

8.   Bài đăng hàng ngày:

Với một số ngành hàng còn khá mới, hoặc với một thị trường mới, trước khi bán hàng hãy có kế hoạch đăng bài education market – giáo dục thị trường: có nghĩa là làm cho thị trường, khách hàng tiềm năng biết đến có loại sản phẩm, dịch vụ này, công dụng và lợi ích của chúng. Sau đó mới đăng bài bán hàng

Mỗi ngày chỉ nên có khoảng 1-2 bài về bán hàng (đặc tính, lợi ích, doanh thu, thư cảm ơn của khách hàng đã từng sử dụng,……), 1 bài về một chủ đề khác (đời sống, quan điểm, chuyện hot trend….)

9.   Kết bạn.

Chủ động kết bạn và làm mới danh sách bạn bè liên tục, loại bỏ các thành phần vớ vẩn nhu nhược kêu ca, kết bạn với các bạn đang bán hàng online - đó sẽ là tập khách hàng mới tiềm năng của bạn. Theo tôi, nên chọn những người có đời sống tích cực, năng động, tư duy thoáng

10.             Học – học –học: Cho tới ngày nay, Facebook đã thay đổi rất nhiều, cứ qua một thời gian là thay đổi thuật toán, tâm lý mua hàng online của người tiêu dùng cũng dần thay đổi. Chính vì vậy, bạn cũng phải thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin, học thêm những kỹ năng mới…

11.             Tư duy tích cực: Có những sản phẩm khi tung ra là đã có thị trường liền, nhưng cũng có những sản phẩm mất khoảng vài tuần, có khi vài tháng bạn mới làm cho thị trường chú ý tới. Chính vì vậy hãy luôn tin tưởng, suy nghĩ tích cực, đừng vội chán nản,

Ông bà hay nói “vạn sự khởi đầu nan” điều quan trọng là bạn phải liên tục suy nghĩ tích cực, thay đổi cách thức, tìm hướng đi để đạt được thành công./.

 

Nguyễn Bão Quốc

Chuyên gia đào tạo bán hàng và chiến lược kinh doanh

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong bán hàng và quản lý bán hàng khu vực

Web: bqtraining.edu.vn

Blog: bqsolution.blogspot.com

Youtube: BQ Academy Channel

 

 

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

NGÔN NGỮ CƠ THỂ CỦA KHÁCH HÀNG NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?

 

BẢNG PHỤ LỤC: Nhận diện ngôn ngữ cơ thể của khách hàng

STT

Ngôn ngữ cơ thể của khách hàng

Giải đáp tín hiệu ngôn ngữ

Ghi chú

1

Khi khách hàng khoanh tay trước ngực

Khách hàng chưa thực sự tin những gì salesman nói, khách hàng đang ở vào thế tự vệ.

Salesman cần phải biết cách xóa bỏ rào cản này bằng cách đặt câu hỏi để khách hàng tham  gia vào cuộc trò chuyện, salesman cần cung cấp thông tin nhiều hơn với những câu hỏi của khách hàng

2

Khi khách hàng (Nam) thường có dấu hiệu xoa mũi, ánh mắt nhìn đi một hướng khác (khách hàng nữ chọn một sp khác để nhìn)

Khách hàng không tin hoàn toàn vào những gì salesman nói (Có điểm nghi ngờ lớn nào đấy trong cách trình bày), và họ cho rằng NVBH đang cố gắng bán sản phẩm này hoặc nói ngon nói ngọt

Nếu có tình huống này, do NVBH đã đốt cháy giai đoạn, chưa thực sự làm tin trước khi trình bày, và NVBH chưa thực sự nắm rõ nhu cầu thực sự của khách. Hãy thay đổi chiến thuật bằng cách “đặt câu hỏi mở 5W1H” để khách hàng tham gia vào quá trình và bạn hãy lắng nghe nhiều hơn để nắm điểm mấu chốt

3

Khi khách hàng xoa nhẹ chiếc nhẫn cưới trên tay hoặc xoa lồng hai bàn tay vào nhau

Dấu hiệu chứng tỏ họ hết sức chịu đựng với những gì NVBH đang nói, họ cảm thấy khó chịu.

NVBH cần chuyển hướng cuộc nói chuyện sang hướng khác.

Hoặc nếu bạn không đủ khả năng thì nên chuyển đến giai đoạn kết thúc bán hàng

4

Khi khách hàng vuốt tóc từ trước ra sau gáy hoặc nhẹ gãi đầu

Khách hàng không công nhận một lời nào từ NVBH, đây là tín hiệu của sự phản đối

NVBH đã tiếp cận sai người, sai vấn đề. Bạn cần phải tiếp cận lại (quy trình bán hàng 6 bước intergrity selling). Tham gia khóa học “Seri sales Success” của tôi để nắm rõ hơn

Web: bqtraining.edu.vn

5

Khi khách hàng ngồi ngay ngắn, mắt nhìn thằng, hai tay đan vào nhau

Khách hàng đang thực sự chăm chú lắng nghe. NVBH cần phải chia sẽ thông tin nhiều hơn về SP/ dịch vụ cho khách hàng

Chia sẽ đúng trình tự, trình bày mạch lạc và logic

6

Khi khách hàng tựa lưng vào ghế, bắt chéo chân, mắt nhìn thẳng, hai tay đan vào nhau

(chia sẽ ở bài tt)

 

7

 

 

 

8

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

Người biên soạn: Mr. Nguyễn Bão Quốc

Web: bqtraining.edu.vn

Youtube: BQ Academy Channel

Email: bqacademy.b2b@gmail.com

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới khởi nghiệp có nên xây dựng quy trình vận hành!

Doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới khởi nghiệp có nên xây dựng quy trình vận hành!


Chào các bạn, vẫn là tôi đây, hôm nay tôi xin chia sẽ cho tất cả các bạn quan tâm đến "quy trình doanh nghiệp" về chủ đề cũ mềm mà cứ nói đi nói lại hoài. Đúng vậy, tuy cũ nhưng nó là cái "mụt nhọt" của nhiều bạn và nhiều doanh nghiệp nhỏ.
Khi nào nên xây dựng quy trình?
Sau nhiều năm tư vấn vận hành doanh nghiệp cho nhiều doanh nghiệp mSME và SME thì tôi thấy có một thực trạng như thế này:
- Rất nhiều doanh nghiệp không có quy trình, đụng đâu làm đó, sai đâu sửa đó, với doanh nghiệp kiểu này có một số đặc điểm như sau: Về cơ cấu nhân sự không quá 10 người, về mô hình tổ chức công việc thì không có phòng ban gì cả, mọi người ngồi chung một phòng, đa phần nhân sự kiêm nhiệm, vd: trợ lý kiêm marketing kiêm hành chính văn phòng, kế toán kiêm nhân sự, kỹ thuật kiêm luôn sửa chưa, service, giao nhận, giám đốc kiêm luôn sales....Mọi người trong công ty quan hệ với nhau kiểu như một gia đình, tuy có phân cấp bậc, vị trí nhưng đa phần văn hóa vẫn là không có nét đặc trưng
- Với nhưng doanh nghiệp có quy mô lớn hơn 15 người, họ bắt đầu chia ra một số phòng ban cụ thể (Tùy theo mô hình kinh doanh và ngành nghề kinh doanh), với những doanh nghiệp kiểu này thì quy trình được xây ở mức cơ bản như: có phân vai trò nhiệm vụ mỗi phòng, từng nhân viên...nhưng cái nhược ở đây mà đa phần các doanh nghiệp quy mô này vẫn còn tồn tại là "lối tư tuy gia đình" họ quản lý dựa trên kinh nghiệm cá nhân và truyền thống gia đình là phần lớn. Chính vì vậy khi áp dụng quy trình vào nó bị "lạc lõng" giữa dòng đời, có cho có với thiên hạ chứ không thiết thực với công ty
- Với những doanh nghiệp có tổ chức bài bản, mô hình vận hành có đầy đủ phòng ban, có quy trình bài bản từ Mô tả công việc, sơ đồ tác nghiệp, đánh giá hiệu quả công việc qua KPI, báo cáo,...Đây là mô hình doanh nghiệp hướng đến chuyên nghiệp và sẽ có cơ hội bùng nổ trở thành các doanh nghiệp lớn, bền vững. Tóm lại: nếu bạn bắt đầu khởi nghiệp và có tầm nhìn xa mong muốn doanh nghiệp đi xa thì ngay từ ban đầu bạn nên xây dựng quy trình, nhưng sẽ tùy theo giai đoạn mà quy trình có mức độ chuyên nghiệp khác nhau. Ở giai đoạn đầu khởi nghiệp vì chúng ta thiếu nhiều nguồn lực như: Con người, tiền bạc, thiết bị...vì vậy đoạn này quy trình chỉ là những cái hết sức cơ bản để mọi người trong team quen dần với việc làm việc có tổ chức, vì giai đoạn này cần lắm sự linh hoạt để xử lý công việc cho nhanh (giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm). Khi doanh nghiệp bạn phát triển, bạn có thêm người vào, phân vai công việc bắt đầu rõ ràng khi đó bạn bắt đầu định hướng áp dụng quy trình vào, áp dụng các chỉ tiêu đánh giá rõ ràng. Vì sao cần có quy trình: Quy trình giúp bạn rõ ràng và minh bạch trong quản lý và quản trị doanh nghiệp, quy trình giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, quy trình giúp "giải phóng nhà lãnh đạo" để lãnh đạo có thời gian vạch chiến lược và tầm nhìn. Quy trình không chỉ cho toàn công ty mà còn áp dụng cho từng phòng ban và từng nhân viên cụ thể.

Để quy trình thực sự là xương sống cốt lõi của công ty bạn cần biết cách áp dụng cho phù hợp và có lộ trình đào tạo bài bản để nhân viên hòa hợp với văn hóa này.
Hợp tác với BQ Training, chúng tôi cam kết sẽ chuyển giao cho bạn những quy trình bài bản, đào tạo nhân sự chuyên nghiệp theo kiểu "cầm tay chỉ việc" và bạn hoàn toàn làm chủ được doanh nghiệp chỉ sau vài tháng
web: bqtraining.edu.vn
Hotline: 0916145151


Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Thay thái độ, đổi cuộc đời (với nghề sales)

Thành công cần rất nhiều yếu tố cấu thành, nhưng nếu thái độ của bạn không tốt thì chắc chắn thành công sẽ không đến với bạn. 4 yếu tố sau đây sẽ giúp bạn rèn luyện để thành công ở bất kỳ công việc nào.

1/ Tìm hiểu kỹ công việc bạn đang muốn làm (học cách yêu trong công thức 4Y2K của tôi)

Luôn nhớ một điều, bạn chỉ yêu một cái gì đó cho tới khi bạn hiểu rõ về nó, vì vậy trước khi muốn làm việc gì (kể cả bán hàng) bạn phải tìm hiểu kỹ về sản phẩm, dịch vụ, phương thức kinh doanh...Càng tìm hiểu bạn sẽ càng phát hiện ra nhiều điểm hay và càng trở nên hứng thú hơn. Một khi bạn đã hứng thú thì sẽ dẫn đến yêu quý công việc đó và bạn mới có sự hi sinh cũng như cố gắng để hoàn thành nó và bạn sẽ nhận được thành tích tốt về nó.

2/ Giữ tình yêu càng lâu càng tốt (giữ niềm đam mê).

Khi đọc về người thành công ở bất kỳ một lĩnh vực nào, họ cũng đều có chung một điểm đó là niềm đam mê với loại hình công việc mà họ theo đuổi từ nghệ sĩ xiếc, nhà khoa học, bác sĩ, âm nhạc...bán hàng. Những ông vua bán hàng xuất sắc là người có tình yêu và niềm đam mê đặc biệt với nghề. Nếu bạn không biết cách giữ lửa cho tình yêu này luôn cháy trong bạn thì bạn khó thuyết phục được người khác tin bạn. ví dụ: Bạn đang muốn bán một chiếc ô tô, người khách vào showroom và gặp bạn, nếu bạn cảm thấy chán nản với công việc, chán nản khi phải bán hàng thì chắc chắn bạn sẽ thể hiện ngay trên gương mặt và khách hàng sẽ nhanh chóng cảm nhận điều này. Nhưng nếu trong người bạn có lửa đam mê, thì mọi thứ sẽ thể hiện qua gương mặt bạn, cái bắt tay, giọng nói, câu chào...và chắc chắn bạn sẽ truyền năng lượng đến người đối diện

3/ Hình thành thói quen tích cực

Có câu nói "người đọc sách chưa chắc thành công, nhưng người thành công thì luôn luôn đọc sách"

Trước khi thực sự thành công, hãy tập cho mình có thói quen tích cực

Dậy sớm vào lúc 5h, chạy thể dục 30 phút, sau đó dành 30 phút đọc sách, ăn sáng uống cafe, lập kế hoạch công việc đầu ngày và làm việc theo kế hoạch, cuối ngày sau khi về nhà dành chút thời gian tổng kết lại ngày hôm nay và lên kế hoạch cho ngày mai.

Sẽ chẳng có gì xảy ra nếu một ngày bạn  không biết mình đi đâu và làm gì.

4/ Một cơ thể khỏe mạnh

"Một trí tuệ minh mẫn chỉ có trong một cơ thể khỏe mạnh"

Học cách ăn uống và thể dục thế thao đều đặn để cho mình có một cơ thể khỏe mạnh. Thứ ta ăn vô người sẽ có tác dụng nuôi lớn ta, nhưng thứ ta đọc sẽ có tác dụng làm lớn não bộ của ta. Vì vậy ngoài ăn lành uống xanh thì phải biết cách chọn lọc thông tin hay mà đọc chứ đừng đọc ba báo lá cải với toàn tin vớ vẩn chẳng vào đâu.

Chúc tất cả các bạn thành công!

Hãy ghé kênh youtube của tôi và cho tôi xin một Sub nhé: Youtube: BQ Academy Channels

Nếu các bạn muốn học sâu hơn về bán hàng hãy liên lạc với tôi:

web: bqtraining.edu.vn

Zalo: 0916145151

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Sự nhầm lẫn chết người giữa kinh doanh và bán hàng !

 Sự nhầm lần chết người giữa kinh doanh và bán hàng?

(Bài viết không mang tính học thuật, chỉ dựa vào kinh nghiệm và góc nhìn thực tế để chia sẽ, rất mong quý đọc giả chọn lọc để đọc)

Rất nhiều doanh nghiệp và các phòng ban còn rất mơ hồ về khái niệm kinh doanh và bán hàng. Rất nhiều bạn trẻ khi đi làm hay đi xin việc cũng không phân biệt như thế nào là "Nhân viên kinh doanh" hay "nhân viên bán hàng", và cũng rất nhiều ông chủ còn không phân biệt được sự rõ ràng của 2 vai trò này trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Trước khi làm rõ từng vai trò một, chúng ta cần phải hiểu sơ bộ chức năng và nhiệm vụ của "bán hàng" và "Kinh doanh"

- Bán hàng: Là quy trình tạo ra doanh thu (bán) tối đa cho doanh nghiệp bằng cách bán các sản phẩm và dịch vụ đến tay khách hàng.
- Kinh doanh: Quá trình thiết lập mối quan hệ giữa sản phẩm, dịch vụ với thị trường và phân khúc khách hàng mình nhắm đến

*Đừng nhầm lần việc này:

- Nhiều công ty tuyển nhân viên bán hàng và nhân viên kinh doanh như nhau, mô tả công việc thì không biết cách, xây dựng sai quy trình đánh giá về kết quả đạt được, cuối cùng dẫn đến là nhân sự luôn không đạt yêu cầu, người vào người ra như cái chợ.
Bạn tuyển vào một nhân viên bán hàng thì việc của họ là "làm sao để bán được sản phẩm và thu về số tiền như mong muốn" theo đúng văn hóa doanh nghiệp của bạn. Còn bạn tuyển vào một nhân viên kinh doanh thì việc của họ ngoài bán hàng ra thì còn phải biết cách xây dựng, thiết lập mối quan hệ với khách hàng, phân khúc thị trường, xây dựng các kế hoạch kinh doanh bài bản để tiếp cận thị trường, khai thác tiềm năng của thị trường và khách hàng đem lại, họ cùng là người đề xuất, góp ý cho BGĐ hoặc Phòng kinh doanh cách để chinh phục từng thị trường một.
Vì vậy, hãy tỉnh táo và đánh giá đúng đừng để mất nhân sự vì sự không rõ ràng này.

Sự khác biệt giữa phát triển kinh doanh và bán hàng

PHÁT TRIỂN KINH DOANH

BÁN HÀNG

Phát triển kinh doanh là một phân khúc rộng lớn của doanh nghiệp liên quan đến việc tận dụng các cơ hội như hợp tác với một công ty khác hoặc tung ra các sản phẩm mới để khám phá một thị trường mới.

Bán hàng cũng là một phân khúc kinh doanh liên quan đến việc bán sản phẩm và dịch vụ của một công ty cho các khách hàng tiềm năng để đổi lấy giá quyết định.

Phát triển kinh doanh là một quá trình lâu dài.

Việc bán hàng là một quá trình ngắn hạn.

Phát triển kinh doanh có tính chất quan hệ.

Bán hàng là giao dịch trong tự nhiên.

Mục đích chính của phát triển kinh doanh là mở rộng kinh doanh.

Mục đích chính của quy trình bán hàng là bán hàng hóa và dịch vụ với lợi nhuận tối đa.

Trọng tâm của phát triển kinh doanh là để có được các đối tác chiến lược.

Trọng tâm của bán hàng là để có được nhiều khách hàng hơn.

Phát triển kinh doanh gắn liền với thiết kế, đánh giá và thực hiện kế hoạch .

Bán hàng gắn liền với việc thực hiện kế hoạch

Chức năng của phát triển kinh doanh là bán giải pháp.

Chức năng của Bán hàng là Bán Sản phẩm và dịch vụ do công ty sản xuất.

Mục đích của phát triển tiếp thị là hợp tác để tăng cường doanh số.

Mục đích của bán hàng là tương tác với khách hàng và khiến họ mua hàng nhiều hơn

Nó tập trung vào phát triển chiến lược giữa hai bên.

Nó tập trung vào giao dịch xảy ra giữa hai bên.

#bqtraining #salestraining #salesstrategry




Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

LÀM SAO BIẾT BẠN CÓ PHÙ HỢP VỚI KINH DOANH?

 

LÀM SAO BIẾT BẠN CÓ PHÙ HỢP VỚI KINH DOANH?

(Bài viết được đăng trên báo Quảng Nam online ngày 14/9/2020- Chuyên mục khởi nghiệp)

(Bài viết này dành tặng những người đang muốn bắt đầu công việc kinh doanh/lập nghiệp/khởi nghiệp/khởi sự kinh doanh)

“Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại”

Lời dạy này luôn đúng trong mọi trường hợp và đặc biệt là trong kinh doanh.

Trong kinh doanh, nếu bạn không có mục tiêu, kế hoạch thì mọi thứ sẽ rối bời, vất vả, bạn sẽ mãi loay hoay trong đam mê và tâm huyết mong muốn phục vụ khách hàng của mình.

“Làm sao để biết mình có phù hợp với kinh doanh không?” là câu hỏi mà tôi nhận được nhiều nhất. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Trước khi bắt tay vào khởi sự kinh doanh, biến ý tưởng thành hiện hiện hãy trung thực với bản thân mình và trung thực với ý tưởng kinh doanh bạn đang vẽ ra trong đầu. Và 8 câu hỏi gợi ý bên dưới đây sẽ giúp bạn đánh giá lại ý tưởng kinh doanh, đam mê kinh doanh trước khi bắt tay vào hành động

Câu hỏi 1: Bạn muốn bán sản phẩm hay dịch vụ gì cho khách hàng?

Tưởng chừng rất đơn giản, nhưng vô cùng khó đấy nhé, không phải lúc nào bạn cũng trả lời chính xác câu hỏi này. Với xu hướng kinh doanh ngày nay là “ Bán cái khách hàng cần, chứ không bán cái mình có”, để trả lời cho câu hỏi trên bạn cần phải đặt suy nghĩ mình vào tâm trí khách hàng, khách hàng thực sự cần gì ?

Câu hỏi 2: Thị trường của bạn ở đâu và độ lớn thị trường như thế nào ?

Bạn cần phải xác định chính xác là bạn sẽ bán sản phẩm, dịch vụ đó ở đâu ? Quảng Nam, Đà Nẵng, miền trung hay cả Việt Nam…! Và bạn có chắc chắn những thị trường bạn chọn ra đó đang có khách hàng chờ bạn.

Câu hỏi 3: Phân khúc khách hàng bạn nhắm tới ?

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần phải mô tả chính xác chân dung khách hàng mà bạn đang nhắm tới: Tên, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập, họ sống ở đâu, họ thích gì, giả định họ chi bao nhiêu tiền cho sản phẩm dịch vụ của bạn, và sau khi mô tả xong, hãy bước xuống đường và hỏi từng người bạn gặp về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Khách hàng sẽ cho bạn biết chính xác bạn cần phải làm gì để chinh phục trái tim của họ

Câu hỏi 4: Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? tìm đối thủ cận trên và cận dưới xem họ đang làm gì?

Hiểu biết về đối thủ cạnh tranh là hết sức cần thiết, bạn cần phải tìm hiểu xem đối thủ đang kinh doanh như thế nào, bán sản phẩm gì, mẫu mã ra sao, khách hàng của họ như thế nào (niềm tin của khách hàng vào thương hiệu), họ bán giá như thế nào, có áp dụng các chương trình khuyến mãi gì, nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài chính) của họ như thế nào?

Bạn cần phải nắm những thông tin trên để có những kế sách kinh doanh cho phù hợp, nếu không bạn sẽ bị thua ngay trên thương trường khi cuộc chơi chưa bắt đầu?

Vd: Để tung một sản phẩm, dịch vụ trong ngày khai trương, bạn áp dụng chiến lược giảm giá, chiết khấu….nhưng bạn không biết được đối thủ của bạn tại khu vực đó đang bán với giá bao nhiêu thì làm sao bạn có thể kéo khách về phía bạn.

Câu hỏi 5: Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ bạn là gì ?

Đây chính là điểm mấu chốt để biết bạn có thành công trên thị trường hay không, nếu bạn bán một sản phẩm mà không có gì khác so với cả ngàn người đang bán ngoài kia thì bạn chết chắc. Vậy, lợi thế cạnh tranh của bạn là gì? Bạn có điểm khách biệt về sản phẩm, dịch vụ, điểm khác biệt về mô hình kinh doanh,…

Vd: Sản phẩm bạn bán có những tính năng ưu việt mà các sản phẩm cùng phân khúc không có. Hoặc mô hình kinh doanh của bạn thực sự khác biệt so với những người khác ở khâu chăm sóc khách hàng, tư vấn tận tâm, ship hàng miễn phí, bảo hành trọn đời, cam kết đổi trả không tốn phí…

Câu hỏi 6: Bạn đã dự trù tài chính để khởi sự kinh doanh hay chưa?

Muốn khởi sự kinh doanh, câu hỏi muôn thuở đầu tiên luôn là “Tiền đâu”. Ý tưởng dù có hay đến đâu mà không có tiền triển khai thực hiện thì cũng bỏ. Vậy tiền ở đâu? Trước hết phải là tiền từ khoản tiền tiết kiệm và dành dụm được trong những tháng năm đi làm (lưu ý một điều, rất nhiều người gom hết tiền nhà đem vào kinh doanh, chúng ta không nên làm như vậy, vì kinh doanh có độ rủi ro, nên chúng ta chỉ sử dụng một khoản tiền nào đấy để thực hiện đam mê này thôi..), sau đó chúng ta có thể mượn thêm ở gia đình, bạn bè, người thân, …tiếp theo nữa có thể vay ngân hàng, các gói hỗ trợ cho khởi nghiệp, rồi kế đến sẽ kêu gọi các quỹ đầu tư thiên thần và mạo hiểm cùng tham gia với chúng ta.

Chúng ta cần phải có kế hoạch tiếp cận từng nguồn tài chính cho phù hợp và tương ứng với mỗi lộ trình phát triển của doanh nghiệp, các bạn cần phải chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, mô hình kinh doanh cụ thể nếu muốn vay ngân hàng hoặc các nhà đầu tư tham gia.

Câu hỏi 7: Bạn đã trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để bắt đầu kinh doanh chưa?

Bạn đã chuẩn bị được những kiến thức, kỹ năng và công cụ gì cho chặng đường sắp tới hay chưa, bởi vì những kiến thức kỹ năng này sẽ không giống như công việc ngày làm 8h trước đây bạn làm, nhóm kỹ năng dưới đây sẽ là gợi ý cho bạn:

-         Kỹ năng bán hàng

-         Kỹ năng trình bày ý tưởng

-         Kỹ năng lập kế hoạch

-         Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

-         Kỹ năng sử dụng công cụ để triển khai ý tưởng ( mircrosoft office, google drive, email, blog, website, facebook, fanpage, một số công cụ online khác như: họp qua zoom., Skype, …..)

Câu hỏi 8: Bạn đã thực sự sẵn sàng?

Bạn có dám bước ra khỏi vòng an toàn của mình và lao vào thương trường một cách quyết liệt. Bạn có dám bỏ công việc làm công ăn lương (ngày 8h) để sẵn sàng làm không lương với ngày có thể từ 12h-16h.

Bạn sẽ không nhận được đồng lương nào trong vòng 6 tháng đến 1 năm đầu tiên, có dám chấp nhận?

Bạn có dám làm rất nhiều việc một lúc từ lên ý tưởng, thiết kế sản phẩm, marketing, rao bán sản phẩm, viết bài quảng cáo, lau dọn nơi làm, đọc thêm sách, học thêm kỹ năng,…

Bạn có chấp nhận được nhiều tháng tiếp theo sẽ không có mua sắm, không đi du lịch, không có hội họp bạn bè, …

Bạn có sẵn sàng từ bỏ nhiều thứ vì đam mê kinh doanh?

Nguyễn Bão Quốc

(Chuyên gia đào tạo bán hàng và tư vấn xây dựng hệ thống quy trình  doanh nghiệp)

Founder kênh Youtube: BQ Academy Channel

P/s: Link báo Quảng Nam online: 

http://baoquangnam.vn/khoi-nghiep/lam-sao-biet-ban-co-phu-hop-voi-kinh-doanh-92764.html

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

ĐỂ BÁN HÀNG THÀNH CÔNG! BẠN CẦN BIẾT CÔNG THỨC NÀY

 Chào bạn!

Chúc mừng bạn vì đã tìm thấy bài viết này, bạn đọc những dòng này chứng tỏ chúng ta đang có duyên với nhau và chúng ta có cùng một suy nghĩ đi tìm công thức thành công trong bán hàng.

Vì điều đó, hôm nay Quốc sẽ tặng cho bạn công thức bán hàng thành công mà Quốc đã đúc kết kinh nghiệm trong 10 năm qua từ người bán hàng rong, đến bán hàng chuyên nghiệp, rồi bán hàng dự án, quản lý sales, rồi ở các cương vị cao hơn như giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh khu vực

Và một điều cũng muốn gửi gắm tới tất cả các bạn, trong trời đất mênh mông này, kiến thức cũng hằng hà sa lắm, nên dẫu có chia sẽ điều gì thì nó cũng như hạt cát giữa sa mạc, tất cả những kinh nghiệm và bài học của Quốc cũng chỉ là một sự trải nghiệm của cá nhân, sự thành công của một giai đoạn, hi vọng các bạn lấy đó làm tham chiếu và bổ sung thêm vào kho tàng kiến thức của các bạn

Tron bán hàng, dù bạn bán ở bất cứ lĩnh vực gì, ngành nghề nào, hình thức B2B, B2C hay B2C2C...thì các bạn cũng có những quy luật chung và công thức chung sau đây dành cho bạn

CÔNG THỨC 4Y2K

1/ Y1: Yêu sản phẩm: Động lực lớn nhất để một sales có năng lượng làm việc, điều đầu tiên là có tình yêu với sản phẩm/dịch vụ đang bán, đó chính là cảm hứng để sales  làm việc để chuyển tải tình yêu đến với khách hàng. Mỗi người, tùy thuộc vào tính cách và phong cách sống mà họ chỉ phù hợp với một số sản phẩm đặc thù nào đấy. Vd: Tôi là một kỹ sư, nên khi bán các sản phẩm gì mà tính chất kỹ thuật cao, yếu tố khoa học công nghệ cao thì tôi thích hơn các sản phẩm gia dụng hoặc hàng tiêu dùng nhanh,...nếu bạn là giáo viên có khả năng bạn sẽ thích các sản phẩm liên quan đến giáo dục, giáo cụ......nhiều hơn là các sản phẩm khác

2/ Y2: Yêu công ty: Yêu công ty chính là điều kiện không thể thiếu đối với một người sales, vì salesman chính là người đại diện cho công ty, đại diện cho sản phẩm để chia sẽ đến khách hàng những giá trị tốt đẹp nhất, nếu bạn làm cho một công ty không tử tế, khách hàng không thích gì công ty này, bạn càng không thích nó thì bạn sẽ không có đủ niềm vui và động lực để mang đến những giá trị tốt đẹp

3/ Y3: Yêu khách hàng: Có một điều tôi khẳng định với bạn, nếu bạn sợ phải giao tiếp, bạn sợ phải bán hàng, bạn sợ phải gặp gỡ và giải quyết lời phàn nàn thì chắc chắn với bạn một điều, bạn không phù hợp với nghề bán hàng đâu. Thêm nữa, nếu bạn vẫn giữ tư duy làm ăn chập giật, kinh doanh theo kiểu "mua đứt bán đoạn" thì sự nghiệp bán hàng của bạn cũng sớm kết thúc như tư duy của bạn. Yêu khách hàng ở đây được hiểu là hãy làm bạn với khách hàng, xem khách hàng như người thân, hãy giúp họ mua hàng, giúp họ có cái sản phẩm họ cần

4/ Y4: Yêu nghề sales: Đây là một trong những rào cản rất lớn để phân định đâu là một người sales thành công, và đâu là một người phải làm nghề này vì không còn làm được nghề gì khác. Yêu sales có nghĩa nghĩa là bạn sẽ không chịu được khi một ngày nào đó không đi bán một cái gì đó. Yêu sales có nghĩa là bạn mong muốn được thay các sản phẩm vô tri vô giác kia nói lên những lời muốn nói của nó với khách hàng, bạn yêu luôn cái cảm xúc được khen, được chê, được giải quyết lời phàn nàn

5/ K1: Kỹ năng cứng: là những hiểu biết của bạn về ngành về nghề, về kiến thức sản phẩm

vd: Bạn đang bán một chiếc xe đẹp, bạn muốn khách hàng biết đó là một chiếc xe đẹp và tốt thì bạn cần phải có kiến thức về thông số kỹ thuật xe, chiếc xe được thiết kế như thế nào, động cơ ra sao, xe chạy được bao nhiêu km, tiết kiệm nhiên liệu...

6/ K2: Kỹ năng mềm: Thưa bạn, kỹ năng mềm là một phần không thể thiếu trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, kỹ năng mềm giúp khẳng định bạn là ai trong lĩnh vực của bạn, trong bán hàng cũng vậy. Kỹ năng mềm chính là những kỹ năng như: trình bày, thuyết trình, đàm phán, giải quyết lời phàn nàn, kỹ năng chốt sales chuyên nghiệp, kỹ năng thiết lập mục tiêu....

Bạn có thấy nghề sales là một nghề thú vị không? Nó vừa mang tính nghệ thuật lại cũng rất khoa học. Người ta nói, chỉ có 2 con đường để chinh phục một người đó là con tim và khối óc. Vì vậy, bạn cần phải học cách làm cho con tim lắng nghe và học cách làm cho khối óc phải khâm phục.

Chúc bạn thành công!


Tôi là Nguyễn Bão Quốc - Chuyên gia đào tạo bán hàng và tư vấn vận hành doanh nghiệp

Bạn có thể liên hệ với tôi qua số: 0916145151

Truy cập website: bqtraining.edu.vn

Youtube: BQAcademy Channel

Chuyên gia Nguyễn Bão Quốc vinh dự nhận giải thưởng nhà giáo dục tạo tác động quan trọng nhất (SBC)

  Xuất sắc vượt qua hàng trăm đề cử trên thế giới, ông Nguyễn Bão Quốc đã trở thành 01 trong 05 người (của thế giới) được vinh danh tại buổ...